Tiếp tục thực hiện tốt công tác tạo nguồn lao động trình độ cao

Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long tại Hội nghị "Tổng kết công tác giải quyết việc làm và đưa người lao động Nghệ An đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024" do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức, ngày 26.3.

Hơn 25.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 

Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu trên; giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện cho từng đơn vị, địa phương. Công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023 được triển khai nghiêm túc. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tăng cường tư vấn, giới thiệu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng các hình thức phù hợp.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nghệ An Vi Ngọc Quỳnh, trong năm 2023, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 47.919 người (đạt 111,44% kế hoạch giao, tăng 6,48% so với năm 2022, đạt 113,41% so với Đề án đã phê duyệt). Trong đó, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 25.157 người; lao động làm việc trong tỉnh là 14.000 người; lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài là 8.762 người. Thị trường lao động chuyển dịch theo hướng tốt hơn, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản từ 34,89% năm 2022 xuống 34,63% năm 2023, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng từ 32.60% năm 2022 lên 32.84% năm 2023, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ từ 32,48% năm 2022 lên 32,53% năm 2023. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng lên đảm bảo từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài -0
Quang cảnh hội nghị

Bên cạnh đó, kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023 cũng có những thành tích đáng ghi nhận, đạt 173,50% kế hoạch năm, tăng so với năm 2022). Trong đó, lao động thuộc 11 huyện miền núi là 9.858 người (chiếm 39,19% toàn tỉnh), tập trung vào các thị trường chính như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu. Ngoài các thị trường chính như tiếp tục được củng cố và tăng cường thì năm 2023 một số thị trường Đông Âu cũng có những tín hiệu tích cực về việc tiếp nhận lao động Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Romania phù hợp với người lao động của các huyện miền núi.

Địa phương có số người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cao như: Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn... Hay một số huyện miền núi như: Đô Lương, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Tương Dương, Tân Kỳ. Đáng chú ý, nhiều lao động sau khi làm việc ở nước ngoài về nước có tay nghề cao, tiếp tục vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đem lại mức thu nhập cao và ổn định.

Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng nhiều mô hình đào tạo nghề

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận chia sẻ những kết quả đạt được; thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023. Bên cạnh đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong thời gian tới; công tác phối hợp tuyên truyền của các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các xã, thị trấn; đánh giá hiệu quả; thông tin về nhu cầu lao động ở các nước…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long đề nghị các ngành, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời, quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người dân về chủ trương đi làm việc ở nước ngoài không chỉ giảm nghèo bền vững mà còn tạo điều kiện giúp đưa người lao động vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Cùng với đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền, tư vấn thường xuyên, liên tục; nhất là các chủ trương, chính sách hỗ trợ của tỉnh. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức khảo sát tìm hiểu, mở rộng thị trường lao động mới phù hợp với khả năng, trình độ lao động của tỉnh, có điều kiện lao động tốt, ổn định và thu nhập cao. "Tiếp tục thực hiện tốt công tác tạo nguồn lao động; phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng nhiều mô hình đào tạo nghề, trình độ cao, đáp ứng thị trường lao động nước ngoài" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long nhấn mạnh. 

Đời sống

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành. Ảnh: NPC
Đời sống

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy
Đời sống

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy

Ngày 4.11, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã trao 500 phần quà đến người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ tại thôn Thượng Giang, thị trấn Kiến Giang; thôn Tân Lệ, xã An Thủy và xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị
Đời sống

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị


Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) giảm còn 69 cơ quan báo chí, bao gồm 1 báo và 68 tạp chí, trong đó có 27 tạp chí được tính điểm học hàm, học vị, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường VUSTA thông tin.

Nghề truyền thống mang lại thu nhập cho nhiều lao động dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Đời sống

Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn…

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh
Xã hội

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Eximbank đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho chương trình "Ngành ngân hàng Thành phố chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh". Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa 75 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có nơi ở an toàn và ổn định.