Tiếp nối dòng chảy văn hóa dân tộc

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định sự quan tâm đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, quyết tâm có bước đột phá hơn nữa, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh: Thái Bình
Ảnh: Thái Bình

“Con người quyết định tất cả. Muốn thực hiện thành công các mục tiêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những con người có đủ năng lực và tâm huyết để đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp văn hóa, đồng thời đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống một cách hiệu quả”.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH

Xác lập quyết tâm chính trị

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của văn hóa với quan điểm phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; đưa văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc... Theo ông, quan điểm này có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện nay?

- Đảng ta luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhấn mạnh phát triển kinh tế hài hòa với văn hóa - xã hội. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán. Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với lĩnh vực văn hóa, muốn phát huy mạnh mẽ hơn, có bước đột phá hơn, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, tức là đặt ra các mục tiêu dài hạn, với nhận thức toàn diện, đầy đủ hơn về phát triển văn hóa.

Tất nhiên, 10 năm hay 25 năm rất ngắn so với chiều dài lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định cần có những giải pháp cụ thể, hữu hiệu để dòng chảy văn hóa dân tộc được tiếp nối theo chiều hướng phát triển và tiến bộ hơn, giúp kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

- Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045. Trong số các vấn đề, giải pháp được thảo luận, đề xuất tại Hội nghị, ông quan tâm tới vấn đề gì nhất?

- Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII là sự kiện hết sức quan trọng. Từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai năm 1948, đến nay mới lại có một hội nghị văn hóa ở tầm cấp cao nhất như vậy. Hội nghị được chuẩn bị công phu, có rất nhiều tham luận sâu sắc, xác lập quyết tâm chính trị, quán triệt các giải pháp để tổ chức thực hiện trong giai đoạn tới.

Có lẽ vấn đề lớn nhất, trăn trở nhất đang được các nhà khoa học cố gắng đào sâu nghiên cứu, thống nhất là hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Thống nhất được hệ giá trị này rất quan trọng, nhưng còn phải tạo ra sức lan tỏa của những giá trị, chuẩn mực đó trong cuộc sống, để đông đảo người dân, cán bộ, Đảng viên hiểu sâu, nghiêm túc thực hiện trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Năm 2021, trong khuôn khổ Hội thảo Giáo dục Việt Nam về văn hóa học đường, các ý kiến đã khẳng định sự cấp thiết xây dựng hệ giá trị văn hóa trong môi trường học đường, giúp thế hệ trẻ có thể rèn luyện, hoàn thiện nhân cách ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Văn hóa là lĩnh vực rất lớn, cũng rất khó, nên cần quan tâm một cách toàn diện, đầy đủ, khoa học. Bên cạnh đó, phải có sự đầu tư tương xứng về nguồn lực tài chính cũng như có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực xã hội.

Giữ gìn văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại để vừa có bản sắc riêng, vừa có sự tiến bộ Nguồn: VOV
Giữ gìn văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại để vừa có bản sắc riêng, vừa có sự tiến bộ
Nguồn: VOV

Hài hòa kinh tế - văn hóa, vì sự phát triển bền vững

- Nghị quyết Đại hội XIII định hướng tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Định hướng này sẽ thúc đẩy phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế ra sao, thưa ông?

- Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế có tính biện chứng. Trong một số giai đoạn nhất định chúng ta phải tập trung phát triển kinh tế để có điều kiện nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực khác, trong đó có văn hóa. Ở chiều ngược lại, nếu chúng ta đầu tư cho văn hóa, làm cho xã hội ổn định thì tạo điều kiện cho kinh tế phát triển bền vững. Nếu phát triển kinh tế mà không chăm lo cho văn hóa thì sẽ ảnh hưởng đến con người, cộng đồng và có rủi ro mất ổn định xã hội, kinh tế cũng khó phát triển.

Suy cho cùng, phát triển kinh tế cũng là để phục vụ con người. Cho nên Đảng ta luôn đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội. Đây là chủ trương nhất quán, đúng đắn, tất nhiên từng giai đoạn, từng việc sẽ phải có trọng tâm, trọng điểm.

- Thực tế, vị trí, vai trò của văn hóa luôn được nhắc đi nhắc lại trong chiến lược của Đảng qua các thời kỳ. Chủ nhiệm kỳ vọng gì về những chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa thời gian tới từ quyết tâm chính trị lần này?

- Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Con người khi sinh ra, sống trong gia đình, cộng đồng, thừa hưởng các giá trị chung, văn hóa thấm sâu vào họ. Nói như thế không phải để văn hóa tự nhiên phát triển mà phải có sự tương tác, nuôi dưỡng và phát huy nó. Thứ nhất, phải có trình độ nhận thức nhất định để hiểu sâu sắc các chuẩn mực, các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội. Thứ hai, phải làm sao để Nhân dân ta hướng tới các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại tiếp tục hoàn thiện nền văn hóa của mình để vừa có bản sắc riêng, vừa có sự tiến bộ.

Đây là công việc rất khó. Đơn cử, trong xã hội thông tin hiện nay, người dân, nhất là thanh thiếu niên có thể tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật trên toàn thế giới, nếu chúng ta không có tác phẩm hay, chất lượng cao, thì rất dễ dẫn đến tình trạng công chúng Việt Nam chịu tác động từ các nền văn hóa nước ngoài nhiều hơn, ảnh hưởng đến các chuẩn mực, ứng xử. Như vậy, cần có định hướng, đồng thời quan tâm, đầu tư, có chiến lược tổng thể để xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hóa, văn nghệ sĩ, và có cơ chế để phát huy sức sáng tạo của đội ngũ này phục vụ đất nước, phục vụ Nhân dân.

- Nhiều ý kiến cho rằng, cần quan tâm hơn tới mối quan hệ giữa văn hóa và giáo dục cũng như vai trò của giáo dục trong phát triển văn hóa. Bởi mọi thiết chế văn hóa, giáo dục đều phục vụ con người. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ giữ vai trò rất quan trọng trong xây dựng nền tảng văn hóa chung, bởi văn hóa còn là tri thức, sự hiểu biết. Chẳng thế mà, ngay sau khi giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Đây là một công việc có ý nghĩa lịch sử. Từ tâm thế của những người bị áp bức, tất cả các tầng lớp Nhân dân của chúng ta đã được tiếp cận việc học tập, có trình độ văn hóa nhất định, và đã làm chủ đất nước mình. Điều đó đã nói lên sức mạnh của văn hóa - tri thức. Chính sức mạnh đó giúp chúng ta làm chủ và đưa đất nước vượt qua khó khăn, chiến thắng các đế quốc xâm lược, phát triển như hiện nay.

Vì thế, cần đầu tư toàn diện, nghiêm túc cho giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, để từ đó tác động tốt đến văn hóa.

- Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ làm gì để góp phần hiện thực hóa các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra đối với lĩnh vực văn hóa, con người?

- Thứ nhất, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ rà soát các văn bản pháp luật, các nội dung liên quan, để hoàn thiện, tạo khuôn khổ pháp lý cho văn hóa phát triển. Thứ hai, giám sát các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa. Thứ ba, phối hợp với các bộ, ngành, huy động trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, các tầng lớp Nhân dân để có các sáng kiến, ý tưởng, giải pháp đóng góp cho Chính phủ, cơ quan hữu quan xây dựng chiến lược, chương trình, đề án phát triển văn hóa. Làm tốt những công việc đó Ủy ban sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần phát triển văn hóa Việt Nam.

- Xin trân trọng cảm ơn Chủ nhiệm!

Luật trong cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.