Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị: Tiếp tục đề xuất giải quyết dứt điểm với những dự án vướng mắc

Về những dự án bất động sản gặp vướng mắc pháp lý, thông qua quá trình làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với các địa phương, hiện Bộ Xây dựng đã có số liệu đầy đủ về việc có bao nhiêu địa phương có dự án bất động sản gặp vướng mắc pháp lý, những vướng mắc liên quan đến những nội dung nào. Tại Hà Nội, theo báo cáo của UBND thành phố, có khoảng 712 dự án có vướng mắc pháp lý. Tại TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê của Hiệp hội bất động sản thành phố, hiện có 220 dự án gặp vướng mắc pháp lý. Số liệu các dự án bất động sản gặp vướng mắc pháp lý tại một số thành phố lớn khác cũng đã được Bộ Xây dựng nắm rõ. Tương tự, những số liệu về các dự án bất động sản đã được Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cùng với các bộ, ngành tháo gỡ, hay các địa phương chủ động tháo gỡ đều đã được nắm rõ.

nguyen thanh nghi.jpg
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Hồ Long

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất những cơ chế giải quyết xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Những đề xuất này sẽ dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ lợi ích - chi phí, quyền lợi chính đáng của người dân, doanh nghiệp và tính khả thi của phương án giải quyết để giải phóng nguồn lực cho thị trường bất động sản.

Có thể thấy, những vướng mắc trong thực hiện thẩm định dự án bất động sản đã được khắc phục tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Với nghị định mới này, các công trình cấp 1 nếu không có yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, các địa phương sẽ tự thực hiện thẩm định xây dựng. Như vậy, có khoảng 80% số lượng dự án cần Bộ Xây dựng, các Bộ chuyên ngành thẩm định chuyên ngành về xây dựng sẽ được chuyển cho địa phương. Đồng thời, tại dự thảo Nghị định này cũng quy định rõ các trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải thẩm định lại, không phải thẩm định lại, thay vì như trước đây chỉ thay đổi một nội dung nhỏ của dự án cũng phải xin thẩm định lại, gây kéo dài thời gian thực hiện. Nghị định dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 9 này.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng:Phân loại các dự án bất động sản đang đình trệ, tìm giải pháp khắc phục phù hợp

Để thực hiện yêu cầu rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá… được Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về Kỳ họp thứ Năm quy định, Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội hai báo cáo về công tác này. Qua rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, bên cạnh 3 luật mới ban hành, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi Luật Quy hoạch để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến phân cấp, phân quyền và thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ, phân cấp thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch cho UBND cấp tỉnh.

Tran Tien Dung.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Ảnh: Hồ Long

Qua theo dõi công tác thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp nhận thấy, ba vướng mắc nổi bật của các dự án bất động sản là về điều chỉnh quy hoạch; quy trình, thủ tục không được thực đầy đủ; thẩm quyền thuộc cấp trung ương nhưng địa phương lại được cấp phép đầu tư. Mong rằng chuyên đề giám sát này của Quốc hội đưa ra được giải pháp tháo gỡ cho các dự án bất động sản đang khó khăn. Hơn nữa, đây là những vấn đề trước sau gì cũng phải giải quyết.

Để đưa ra giải pháp tháo gỡ cho những dự án bất động sản gặp khó khăn, Đoàn giám sát cần trao đổi với các bộ, ngành để rà soát toàn bộ các dự án, từ đó phân loại thành từng nhóm, đề ra giải pháp xử lý phù hợp, khả thi với từng nhóm. Đồng thời, cân nhắc đưa ra tiêu chí phân loại các nhóm dự án như nhóm dự án nhà đầu tư đã triển khai đạt 70% kế hoạch, dưới 50% kế hoạch và chưa tiến hành đầu tư. Sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó. Cần có phương án tháo gỡ cho những dự án bất động sản này, vì nếu không nguồn cung cho thị trường sẽ tiếp tục khan hiếm, giá nhà đất sẽ cao thêm. Việc khan hiếm nguồn cung nhà ở, đất ở không chỉ xảy ra ở những đô thị lớn, một số tỉnh, thành phố khác cũng có những dự án bất động sản gặp vướng mắc, khiến nguồn lực nằm tại chỗ, không khai thác được.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên:Chúng ta đã nhìn ra vấn đề, đã tiến hành xử lý

Nhiều hạn chế trong các chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội về cơ bản đã được xử lý từ cuối năm 2022 và năm 2023 trong quá trình sửa đổi, bổ sung các nhóm luật liên quan đến bất động sản, đặc biệt là Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023. Báo cáo giám sát vì thế phải nêu rõ những những tồn tại, vướng mắc trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở hiện đã cơ bản khắc phục trong các luật mới ban hành, để người dân tin tưởng chúng ta đã nhìn ra vấn đề, đã tiến hành xử lý.

Nguyen Duc Kien.jpg
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: Hồ Long

Hiện nay, việc xây dựng nhà ở xã hội chưa chú trọng đến việc cân bằng với mức lương và thu nhập của người dân nên phần lớn người dân còn đang khó khăn khi tiếp cận với nhà ở xã hội. Để tháo gỡ vướng mắc này, Chính phủ cần yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan giải quyết những bất cập trên.

Đối với những dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, bên cạnh nguyên nhân do quy định pháp luật, quy trình, thủ tục... cũng cần chú ý đến nguyên nhân từ phía doanh nghiệp đầu tư. Các dự án này nhìn chung đều triển khai trong thời gian dài, đã có thay đổi của quy hoạch chi tiết, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, nên phải tính toán lại tiền sử dụng đất. Do doanh nghiệp đã nộp tiền sử dụng đất ở giai đoạn trước nên khi phát sinh thêm nghĩa vụ tài chính sẽ buộc phải cân nhắc, cần thời gian để xây dựng phương án giúp bảo đảm lợi nhuận.

Luật trong cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.
Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người
Luật trong cuộc sống

Đồng thuận để thành công - Bài 2: Cái gốc con người

Tinh giản biên chế chưa bao giờ và chưa ở đâu là chuyện đơn giản. Với ngành giáo dục Yên Bái, chưa xa là câu chuyện huyện Yên Bình tự ý vượt quyền tuyển dụng thừa mấy trăm giáo viên khiến tỉnh phải xắn tay giải quyết. Nhưng lần này, giáo dục cùng với y tế lại là những ngành đi đầu giải quyết bài toán cải cách bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả.