Thụy Sĩ duy trì chính sách cởi mở đối với đầu tư nước ngoài

Thụy Sĩ là một trong những nước nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất và cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Vì vậy, cho đến nay Thụy Sĩ vẫn duy trì chính sách cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, song cũng hết sức chú trọng đến bảo vệ an ninh quốc gia trong lĩnh vực này.

Quy định kỹ càng để bảo vệ an ninh quốc gia

Hiện tại, chưa có luật áp dụng chung về sàng lọc đầu tư nước ngoài, song Thụy Sĩ có các luật ngành quy định hoặc hạn chế đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, viễn thông, năng lượng hạt nhân, phát thanh và truyền hình và hàng không. Chẳng hạn, đối với đầu tư nước ngoài vào bất động sản, Nhà nước có tính đến các yếu tố chung về tình hình thị trường bất động sản tại một địa điểm nhất định, cũng như mục đích và hoàn cảnh của việc mua bất động sản. Khi cấp phép và giám sát một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) sẽ tính đến sự tham gia “đủ điều kiện” của nước ngoài khi cấp giấy phép hoạt động...

Một góc Thụy Sĩ. Nguồn: ITN
Một góc Thụy Sĩ. Nguồn: ITN

Theo Luật Cạnh tranh của Thụy Sĩ, việc sáp nhập các doanh nghiệp độc lập hoặc mua lại quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với một doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của Ủy ban Cạnh tranh Thụy Sĩ nếu đạt đến các ngưỡng nhất định.

Ở Thụy Sĩ, khái niệm an ninh quốc gia không được luật pháp định nghĩa. Hiến pháp nước này và các luật chuyên ngành thường sử dụng thuật ngữ “an ninh nội bộ và bên ngoài”. Điều này bao gồm việc bảo vệ chống lại các mối đe dọa do khủng bố, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, dịch vụ tình báo nước ngoài và tội phạm có tổ chức, cũng như bất kỳ hành động hoặc nỗ lực nào khác gây nguy hiểm nghiêm trọng cho mối quan hệ hiện tại của Thụy Sĩ với các quốc gia khác, hoặc nhằm mục đích phá hoại trật tự Hiến pháp hoặc hòa bình. Việc bảo vệ chống lại những mối đe dọa này trùng hợp với khái niệm an ninh quốc gia.

Theo pháp luật Thụy Sĩ, thuật ngữ “trật tự công cộng” bao gồm tất cả các quy tắc không thể thiếu cho sự tồn tại có trật tự của các cá nhân, trong khi thuật ngữ “an ninh công cộng” có nghĩa là sự bất khả xâm phạm của pháp luật, lợi ích hợp pháp của cá nhân (tính mạng, sức khỏe, tự do, tài sản…) và các tổ chức của Nhà nước.

Cập nhật chính sách 

Năm 2018, Quốc hội Thụy Sĩ đã chỉ đạo Hội đồng Liên bang tạo cơ sở pháp lý cho việc sàng lọc các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến tháng 5.2022, Hội đồng Liên bang trình bày dự thảo sơ bộ của Luật Sàng lọc đầu tư nước ngoài (FISA). Sau khi nhận một số ý kiến lo ngại về khả năng có thể gây khó khăn cho đầu tư của nước ngoài vào nước này, cho đến nay dự thảo vẫn đang được sửa đổi với mục đích làm cho nó trở nên thân thiện hơn với các nhà đầu tư. Dự thảo sửa đổi sẽ được trình lên Quốc hội trong thời gian tới để tranh luận và có thể được thông qua.

Mục đích của FISA là ngăn chặn các mối đe dọa đối với trật tự và an ninh công cộng bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư nước ngoài mua lại các công ty trong nước. Hội đồng Liên bang cho rằng, các mối lo ngại chính đến từ các nhà đầu tư dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của một nhà nước nước ngoài. Theo đó, các khoản đầu tư của các nhà đầu tư đó vào một số lĩnh vực kinh tế quan trọng, chẳng hạn như lĩnh vực vũ khí, điện hoặc viễn thông, phải được thông báo và phê duyệt.

Một số luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại Thụy Sĩ

Tuy chưa có luật nào quy định việc sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài nói chung, song Thụy Sĩ có một số luật quy định về đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể, như Luật Liên bang về việc mua lại bất động sản của người ở nước ngoài (được gọi là “Lex Koller”); Luật Ngân hàng liên bang (hay còn gọi là Luật Ngân hàng Thụy Sĩ) và Luật Liên bang về các tổ chức tài chính (FinIA); Luật Viễn thông liên bang; Luật Năng lượng hạt nhân liên bang; Luật Liên bang về phát thanh và truyền hình; Luật Hàng không liên bang.

Trong khi đó, Luật Liên bang Thụy Sĩ Về cartel và các biện pháp hạn chế cạnh tranh khác quy định việc sáp nhập các doanh nghiệp hoặc thay đổi quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với một doanh nghiệp. Và Luật Cạnh tranh điều chỉnh các giao dịch từ nội địa đến nội địa cũng như từ quốc tế đến nội địa.

Chẳng hạn, đối với bất động sản, Luật Lex Koller cấm các công dân không phải là người Thụy Sĩ mua bất động sản hoặc nắm quyền kiểm soát bất động sản ở nước này, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Trong khi đó, các ngân hàng yêu cầu phải có giấy phép từ FINMA để bắt đầu hoạt động ở Thụy Sĩ. Điều này cũng được áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh Thụy Sĩ hoặc chỉ định đại diện thường trực tại Thụy Sĩ. Việc thiết lập ảnh hưởng kiểm soát của nước ngoài tại các ngân hàng Thụy Sĩ cũng phải tuân theo quy định của Luật Ngân hàng Thụy Sĩ. FINMA cũng có thể yêu cầu sử dụng tên công ty không biểu thị hoặc gợi ý đặc tính Thụy Sĩ của ngân hàng…

Trong khi đó, Luật Viễn Thông hạn chế quyền tiếp cận thị trường viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ có thể cấm các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sử dụng tần số vô tuyến... trừ khi các quyền đối ứng cũng được quốc gia cư trú của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cấp. Hay, nước này có thể từ chối cấp giấy phép thông tin vô tuyến cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, trừ khi quyền “có đi, có lại” cũng được quốc gia cư trú của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cấp…

Quốc tế

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại".