Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Sách giáo khoa mới trình bày đẹp, tạo hứng thú cho học sinh

Nhận xét về sách giáo khoa mới, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sỹ Liên Lê Thị Tượng cho biết, kênh hình, kênh chữ được trình bày đẹp, hấp dẫn, cân đối, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi; góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tri thức và thực hành, vận dụng.

Sáng 9.2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Trường THCS Ngô Sỹ Liên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Cùng tham dự cuộc làm việc có Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn; Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng; Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa; Phó bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Chương Mỹ Trịnh Tiến Tường...

Trường THCS Ngô Sỹ Liên năm học 2022 - 2023 có 863 học sinh với tổng số 20 lớp ở 4 khối, bình quân 43,15 học sinh/lớp. Học sinh của trường được tuyển sinh từ các xã, thị trấn trong huyện, nên không tập trung ở một địa bàn dân cư, nhiều em ở cách xa trường. Nhà trường hiện có 2 cán bộ quản lý, 38 giáo viên, theo quy định về tỷ lệ giáo viên/lớp, nhà trường thiếu 1 giáo viên môn Tin học. Về cơ cấu, đội ngũ giáo viên của nhà trường bảo đảm hợp lý, bố trí đủ giáo viên giảng dạy ở tất cả các môn. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là 97,5%.

Đánh giá về Chương trình giáo dục phổ thống 2018 sau 2 năm áp dụng đối với lớp 6 và lớp 7, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sỹ Liên Lê Thị Tượng cho biết, các môn học được xây dựng theo hướng mở, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; các nội dung đưa vào chương trình gần gũi, gắn liền với đời sống; cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng, chú trọng đánh giá quá trình, kết hợp đánh giá bằng điểm số với nhận xét…

Tuy nhiên, do đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy các môn tích hợp (môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý) nên việc triển khai thực hiện giảng dạy những môn này gặp khó khăn, kể cả phân công nhiều giáo viên dạy một môn hay một giáo viên dạy một môn.

Nhà trường đa dạng hóa các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như dạy học theo nhóm, trạm; lớp học đảo ngược, đóng vai, dạy học theo dự án, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề… và các kỹ thuật dạy học như động não, mảnh ghép, hỏi chuyên gia, tia chớp, 365, phòng tranh, khăn phủ bàn…

Thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học, giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, vận dụng…

Về sách giáo khoa mới, cô Lê Thị Tượng nhận định, kênh hình, kênh chữ được trình bày đẹp, hấp dẫn, cân đối, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi; góp phần thu hút, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận tri thức và thực hành, vận dụng. Giấy in chất lượng tốt, chữ in nét.

Các chủ đề trong sách giáo khoa bám sát chương trình, có tính mở thuận lợi cho giáo viên và học sinh triển khai thực hiện kế hoạch bài dạy; hệ thống kiến thức, hệ thống bài học được sắp xếp liền mạch, logic; hệ thống bài tập đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động dạy học phong phú.

Nhà trường lựa chọn sách giáo khoa trong các bộ sách khác nhau, các thầy cô giáo cũng có nghiên cứu những sách giáo khoa còn lại trong quá trình xây dựng bài giảng để chọn cách tốt nhất cho học sinh của mình. Với điều kiện kinh tế - xã hội, mức sống của người dân trên địa bàn, giá sách giáo khoa mới được cho là phù hợp (sách giáo khoa lớp 6 là 329.000 đồng/bộ; lớp 7 là 295.000 đồng/bộ). Chỉ có điều các nhà xuất bản triển khai bản mẫu sách giáo khoa còn chậm, như năm học 2021 - 2022, tháng 7.2021 nhà trường mới nhận được bản mẫu, trước đó chỉ nghiên cứu qua bản điện tử...

Báo cáo thêm với Đoàn khảo sát, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa khẳng định, Chương Mỹ đặc biệt ưu tiên đầu tư cho giáo dục, trong đó năm 2022 chi ngân sách cho giáo dục chiếm hơn 30%. Huyện cũng đã rà soát các điều kiện bảo đảm để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và nâng cao chất lượng giáo dục của huyện...

Nhấn mạnh, đổi mới giáo dục và đào tạo là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị ngành Giáo dục, các địa phương, các cơ sở giáo dục và mỗi thầy cô giáo phải quyết tâm và sáng tạo trong tổ chức thực hiện để đạt kết quả cao nhất, vì mục tiêu cuối cùng là làm cho chất lượng giáo dục tốt hơn.

Ghi nhận sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo huyện Chương Mỹ cho giáo dục và quá trình đổi mới giáo dục trên địa bàn; sự hào hứng, trách nhiệm và sáng tạo của giáo viên Trường THCS Ngô Sỹ Liên trong quá trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thống 2018, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh lưu ý không nên nóng vội, tập trung đầu tư cho các điều kiện cần thiết nhất để nâng cao chất lượng giáo dục, “quan trọng nhất là vì quyền lợi của học sinh”.

Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.