Thị trường carbon – chìa khóa chuyển đổi xanh

Theo lộ trình của Chính phủ, năm 2025 sẽ thí điểm thị trường carbon trong nước và vận hành chính thức từ năm 2028. Song “thị trường carbon” vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Do đó, việc hiểu đúng, hiểu rõ về tiềm năng, lợi thế của nước ta cũng như những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải hướng đến Net Zero là yếu tố quan trọng để vận hành thị trường hiệu quả.

Tiềm năng lớn về địa lý, kinh tế

Chia sẻ tại Tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon – đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, Tổng giám đốc công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA TS. Nguyễn Phương Nam cho biết, thị trường tín chỉ carbon có hai phần: thứ nhất là hạ giảm phát thải khí nhà kính, thứ hai là tín chỉ carbon.

Theo Nghị định số 06/2022 của Chính phủ, phần mua bán tín chỉ carbon chỉ chiếm tối đa 10%, còn phần thị trường lớn nhất vẫn là hạ giảm phát thải hiệu ứng nhà kính. Với đánh giá của thế giới cũng như vị trí địa lý của Việt Nam thì nước ta có hai tiềm năng rất lớn để tạo thành tín chỉ carbon.

Thị trường carbon – chìa khóa chuyển đổi xanh -0
Tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon – đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 23.8

Việt Nam là nước nằm ở khu vực nhiệt đới, tiềm năng về năng lực tái tạo, về sinh khối là rất lớn. Do đó, có tiềm năng hấp thụ carbon rất cao và hiện nay không có khu vực nào trên thế giới là nhiệt đới, nóng ẩm, gần xích đạo tiềm năng như Việt Nam.

Tiềm năng thứ hai đến từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là nước đang phát triển, sản xuất ra rất nhiều hàng hóa thì hạ giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến sản xuất hàng hoá đặc biệt là những hàng hóa mang tính hữu hình, vật chất thì đây là thứ tài sản của doanh nghiệp nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Việc hạ giảm phát thải khí nhà kính không chỉ thể hiện quyền phát thải của doanh nghiệp mà việc xanh hoá quá trình sản xuất sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt hơn sản phẩm thông thường vì giá trị bảo vệ môi trường nên người tiêu dùng và các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ hoàn toàn chấp nhận được.

Với tiềm năng đó, cái quan trọng là các văn bản pháp luật và chính sách. Về mặt chủ trương thì dần đã có đầy đủ, tuy nhiên, ở cấp triển khai còn rất thiếu. Đặc biệt, quyền carbon rất quan trọng để xác định đâu là hàng hóa, đâu là những thứ có thể mua bán được. Tín chỉ carbon không phải là phần thưởng mà còn là giá trị mang tính đầu tư.

Còn để tạo thành được hạ giảm phát thải dư ra để bán hoặc là tín chỉ carbon để bán thì phải có đăng ký, có sự thẩm định của bên thứ ba và có sự chấp nhận của người mua. Vì vậy, tín chỉ carbon hoặc hạ giảm phát thải là một hàng hóa thì phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố và đây không phải là cuộc chơi cho những người nghiệp dư, nó là sản phẩm thị trường tài chính, mang tính kỹ thuật, là tinh túy của thị trường tài chính.

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách

Theo nhận định của ông Nguyễn Phương Nam, chuyển đổi xanh vẫn là bài toán khó. Ở đây không phải là vấn đề tiền bạc mà còn về năng lực công ty, đặc biệt khi mà các văn bản vẫn chưa rõ ràng.

Như việc tín chỉ carbon hoặc quyền carbon là tài sản của doanh nghiệp hay là tài sản của người lao động, tài sản pháp nhân thương mại, tài khoản của từng cá nhân một thì luật pháp Việt Nam chưa làm rõ dẫn đến nhiều cái khó.

Trên thực tế, doanh nghiệp còn lo sợ đầu tư vào thì thu hồi lại gì, trong khi đây là cuộc chơi chung nhưng phải ra lợi nhuận, không trước mắt thì lợi nhuận lâu dài. Theo lộ trình, năm 2025 có thị trường mua bán thí điểm, nhưng hiện nay khâu quản lý nhà nước cũng chưa ra được phân bổ hạn ngạch.

Thị trường carbon – chìa khóa chuyển đổi xanh -0
Tổng giám đốc Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA TS. Nguyễn Phương Nam chia sẻ tại tọa đàm

Ngoài ra, thị trường tự nguyện hiện nay chủ yếu là thị trường nước ngoài, việc mua bán ở nước ngoài đòi hỏi có sự minh bạch. Sau khi được cho bán, cần thuê bên thứ 3 kiểm định nên phải cân nhắc kỹ và cần được bảo đảm.

Nếu được chính quyền địa phương công nhận được phép mua bán tự nguyện thì giá tín chỉ cao hơn và doanh nghiệp sẽ có năng lực hơn để tham gia. Đấy là những vấn đề từ góc nhìn của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm năng đang rất quan tâm. "Đặc biệt, khi chúng ta đang hướng tới hội nhập quốc tế và có được tài sản, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, cần tháo gỡ về mặt văn bản pháp luật phù hợp với giai đoạn thí điểm."- Ông Nguyễn Phương Nam nhấn mạnh.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.