Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri

Thận trọng nhưng kiên quyết xử lý sai phạm công trình 8B Lê Trực

Tại các buổi TXCT của Đoàn ĐBQH thành phố trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và huyện Đan Phượng, giải đáp về nội dung được đông đảo cử tri quan tâm là việc xử lý sai phạm của công trình xây dựng số 8B Lê Trực, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ cho biết: Thường trực Thành ủy đã có kết luận chỉ đạo cụ thể đối với Ban Cán sự đảng UBND thành phố, giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND thành phố thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ. Thường trực Thành ủy cũng đã lưu ý, việc xử lý sai phạm đối với công trình này phải kiên quyết, thận trọng nhưng phải khẩn trương, đúng pháp luật.

Xử lý dứt điểm đối với công trình sai phạm

Tại các cuộc tiếp xúc, cử tri đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời trong phòng, chống dịch Covid-19 của toàn hệ thống chính trị, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, đời sống của người dân. Tuy nhiên, cử tri Tạ Quang Hiên, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm cho rằng: Trong khi cả nước đang đồng lòng chống dịch thì vẫn có những cán bộ lợi dụng cơ hội này để trục lợi. Bày tỏ bức xúc khi nói đến vụ án xảy ra tại CDC Hà Nội, cử tri mong muốn Chính phủ, Bộ Công an xử lý nghiêm các cán bộ có biểu hiện tham nhũng để lấy lại niềm tin của nhân dân… Cử tri Đặng Hữu Bình, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng cũng bày tỏ bất bình đối với hành vi gian dối trong việc mua thiết bị xét nghiệm. Cử tri kiến nghị bên cạnh khen thưởng kịp thời đối với độ ngũ y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, phải kỷ luật nghiêm những đối tượng lợi dụng dịch bệnh để khai khống trục lợi trong việc mua các trang thiết bị y tế thời gian qua.

Trước tình trạng Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông triển khai đã được 11 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng; quá trình xây dựng kéo dài gây thất thoát lãng phí ngân sách, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, cử tri Vũ Đức Diện, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm kiến nghị thành phố tiếp tục thúc đẩy, sớm đưa Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động. Đồng thời, xử lý dứt điểm sai phạm của Dự án công trình 8B Lê Trực diễn ra đã lâu.

Cũng theo cử tri Vũ Đức Diện, nhiều năm qua, công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương vẫn luôn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, nguyên nhân chủ yếu do mức bồi thường tái định cư còn rất thấp so với giá trị thị trường. Dẫn chứng cụ thể từ Dự án đường sắt đô thị số 2 (tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), cử tri phản ánh giá đền bù đất chưa sát với giá thực tế nên người dân không đủ tiền mua nhà tái định cư. Cử tri đề nghị, khi xác định giá bồi thường, UBND thành phố cần tổ chức khảo sát, nghiên cứu kỹ giá đất thực tế tại khu vực thu hồi đất làm căn cứ mức tính giá bồi thường về đất cho các hộ dân.

Về sản xuất nông nghiệp tại vùng bãi ven sông Hồng, cử tri Đỗ Văn Đang, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng cho rằng: 10 năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ít chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt nên năng suất, chất lượng khá cao. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác, triển khai khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiêp, cải thiện đời sống nông dân, cử tri kiến nghị thành phố có cơ chế “cởi trói” cho người dân trong việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất. Đồng thời, cử tri cũng kiến nghị thành phố tiếp tục cho thi công tuyến đê Hữu Hồng đoạn từ xã Hồng Hà đến hết huyện Đan Phượng để người dân đi lại được thuận lợi.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ trả lời kiến nghị của cử tri
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ trả lời kiến nghị của cử tri

Sớm phủ kín quy hoạch hai bên bờ sông Hồng

Giải đáp những băn khoăn, kiến nghị của cử tri về việc xử lý sai phạm của công trình xây dựng số 8B Lê Trực, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ cho biết: Thường trực Thành ủy đã có kết luận chỉ đạo cụ thể đối với Ban Cán sự đảng UBND thành phố, giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND thành phố thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ. Tinh thần là trong quá trình xử lý phải bảo đảm các yêu cầu: Xử lý nghiêm sai phạm về quản lý trật tự xây dựng; bảo đảm an toàn cho công trình và an toàn trong quá trình tháo dỡ; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các bên liên quan. Đến nay, trực tiếp Chủ tịch UBND thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách đã họp, kết luận bằng văn bản, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, cá nhân liên quan. Thường trực Thành ủy cũng đã lưu ý, việc xử lý sai phạm đối với công trình này phải kiên quyết, thận trọng nhưng phải khẩn trương và đúng pháp luật. Bí thư Thành ủy mong muốn cử tri đồng thuận và giám sát quá trình xử lý sai phạm tại dự án này.

Trả lời kiến nghị của cử tri về việc khai thác, đầu tư công nghệ cao vào vùng đất bãi ven sông Hồng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ cho biết: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011, nhưng thành phố vẫn chưa hoàn thành quy hoạch phân khu sông Hồng vì vướng mắc chính là phương án thoát lũ. Vì vậy, việc sử dụng vùng đất bãi sông Hồng bao gồm khoảng 1.200ha thuộc địa bàn huyện Đan Phượng còn khó khăn, vì quy định hiện nay chưa cho đấu thầu lâu dài nên việc sử dụng đất ở đây còn phức tạp. Để giải quyết, Thành ủy đã nhất trí đưa nội dung này vào dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố để chỉ đạo báo cáo Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, trong đó đặt mục tiêu phủ kín các quy hoạch phân khu, đặc biệt là quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…