Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung

Trước diễn biến phức tạp trên diện rộng của mưa lũ, cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đã thực hiện nghiêm các Công điện của Thủ tướng Chính phủ; tranh thủ ngày đêm, chủ động, nỗ lực ứng phó; hỗ trợ di dời người dân đến nơi tránh trú an toàn; giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản…

Di dời hàng nghìn hộ dân đến nơi an toàn

Chỉ trong vòng một tuần, người dân ở khu vực khe Cạn, đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã 2 - 3 lần phải di chuyển để tránh lũ. Nước vừa rút khỏi nhà vào chiều tối ngày 17.10, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (ngụ kiệt 179, đường Mẹ Suốt) vội dọn dẹp lại đồ đạc. Nhiều đồ điện tử bị nước lũ ngâm đã hư hỏng, phải mang đi sấy khô, sửa chữa. “Cách đây một tuần, đợt mưa thứ nhất khiến nhà tôi ngập sâu hơn 1m. Chưa kịp dọn xong đống bùn từ đợt lũ trước thì trận mưa ngày 17.10 khiến nước tràn vào nhà. Đồ đạc trong nhà ngâm nước lũ hư hỏng hết”, bà Thanh chia sẻ.

 Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đang tranh thủ ngày đêm tìm kiếm 13 ngư dân mất tích trên biển. Ảnh: T. Tài
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực tìm kiếm 13 ngư dân mất tích trên biển. Ảnh: T. Tài

Trong đợt mưa lũ đang hoành hành tại thành phố biển Đà Nẵng, khu vực Khe Cạn (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) - nơi được coi là “rốn lũ” của thành phố chìm trong biển nước. Chính quyền địa phương đã vận động người dân di dời đến nơi trú tránh an toàn, chờ nước rút mới trở về dọn dẹp. “Hai năm trở lại đây, cứ mưa lớn là khu vực này lại ngập. Nhiều trận nước ngập nhà chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, dân trở tay không kịp. Đợt lũ rồi, dân cả khu vực xóm này phải di tản đi nơi khác trú tránh”, ông Huỳnh Văn Thành (người dân khu vực Khe Cạn) cho biết.

Trong đợt mưa lũ này, thành phố đã phải di tản hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu ở các khu vực thuộc quận Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà… đến nơi trú tránh an toàn. Chỉ tính riêng tại phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), trong ngày 17.10, lực lượng chức năng đã sơ tán hơn 1.000 người dân khỏi vùng ngập.  

Trước tình hình mưa lũ được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường, trong chiều tối ngày 17.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ tại các điểm xung yếu trên địa bàn huyện Hòa Vang. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu, các đơn vị tổ chức trực 100% quân số để sẵn sàng ứng phó với các tình huống mưa lũ. Đồng thời, xử lý tình trạng ngập lũ tại đoạn thấp trũng của Quốc lộ 14G; nạo vét kênh tiêu ở thượng lưu cầu Cống Một; xử lý tình trạng bồi lấp lòng kênh thoát lũ Hòa Liên cũng như các khu vực xung yếu, có khả năng ngập lụt trên địa bàn huyện…

Ngày 18.10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng đã có công văn gửi các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất…; sẵn sàng sơ tán Nhân dân, nhất là tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở. Tổ chức chốt chặn không cho người dân đi vào các khu vực nguy hiểm; quản lý và bảo vệ trẻ em trong những ngày mưa lũ để bảo đảm an toàn. Tiếp tục bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại các khu neo đậu, trú tránh; duy trì liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trên biển...

Bảo đảm tính mạng của người dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở

Tại Quảng Nam, ngày 18.10, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam đã phát đi tin cảnh báo lũ trên các hệ thống sông lớn của địa phương. Cụ thể, mực nước trên các sông chính của Quảng Nam là Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ đã đạt đỉnh ở mức trên báo động 1 đến dưới báo động 2. Các sông trên địa bàn tỉnh khả năng dao động ở mức dưới báo động 1 đến trên báo động 1. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, ngập úng tại các vùng thấp trũng ven sông và các khu tập trung đông dân cư.

Tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn trong 2 ngày (17 - 18.10) đã khiến tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã A Roàng, huyện A Lưới sạt lở nghiêm trọng. Hàng nghìn mét khối đất đá sạt lở, tràn xuống mặt đường, gây ách tắc giao thông. Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp cùng với Văn phòng Quản lý đường bộ II.5 (Bộ Giao thông Vận tải) khắc phục để sớm lưu thông trở lại.

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, mưa lớn những ngày qua đã gây sạt lở, hư hỏng và ngập cục bộ nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, tuyến đường xã, huyện, tỉnh. Đặc biệt, sạt lở cũng gây hư hỏng 2 nhà dân ở xã Tà Lu (huyện Đông Giang). Tại huyện Quế Sơn, tuyến đường ĐT611A ở xã Quế Long bị sạt lở nặng. Thị xã Điện Bàn sạt lở cầu Tây An, sạt lở cống Quý chiều dài 300m. Ngoài ra, hơn 500m bờ biển Hội An đoạn qua phường Cẩm An (TP. Hội An) và hơn 1km bờ biển thôn Trung Phường (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên) bị sạt lở nghiêm trọng. Để bảo đảm an toàn cho người dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao, UBND tỉnh Quảng Nam đã tiến hành di dời, sơ tán xen ghép và tập trung gần 450 người.

Đêm 17.10, quả đồi phía sau lưng điểm trường Tak Cui thuộc Trường Tiểu học Trà Cang (thôn 5, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My) đã đổ ập xuống. Đất đá tràn vào phòng học gây hư hại nhiều thiết bị. Rất may, vào thời điểm đó không có học sinh, giáo viên bên trong. Sạt lở cũng đe dọa một loạt điểm trường khác của huyện Nam Trà My, như: Tong Pua, Lâng Loang (thôn 3 xã Trà Cang), điểm trường Tăk Ngo - Kon Pin (thôn 2, xã Trà Linh)… Chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng túc trực tại các điểm xung yếu để hỗ trợ người dân sẵn sàng di dời khi có tình huống xấu.

Trong chiều qua (18.10), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, lực lượng chức năng của tỉnh đang huy động tối đa mọi nguồn lực tìm kiếm 13 ngư dân mất tích trên biển. Ngoài các tàu của Việt Nam thì có thêm một máy bay và tàu của nước ngoài tham gia hỗ trợ tìm kiếm. Trước đó, hai tàu cá của Quảng Nam với 93 ngư dân đang hoạt động trên biển thì bị lốc xoáy đánh chìm.   

Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.