Chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ Mười bốn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tập trung bảo đảm an ninh mạng, ngăn chặn tội phạm công nghệ cao

Sáng nay, 10.8, Bộ trưởng Bộ Công an là "tư lệnh" ngành đầu tiên trả lời chất vấn tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của ngành công an.

Còn không ít tồn tại, khó khăn, thách thức, nguy cơ trên từng mảng công tác

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trân trọng cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn chất vấn về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự. Sự lựa chọn này thể hiện sự quan tâm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cùng cử tri cả nước đối với lực lượng công an nhân dân, góp phần giúp công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Tập trung bảo đảm an ninh mạng, ngăn chặn tội phạm công nghệ cao -0
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ Mười bốn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng nêu rõ, ngày 16.3.2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 12 về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu như trong tình hình mới. Đây là Nghị quyết rất quan trọng, định hướng xây dựng lực lượng Công an nhân dân mà các cấp ủy Đảng có trách nhiệm tổ chức thực hiện, trong đó có vai trò quan trọng của Đảng đoàn Quốc hội đối với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, bảo đảm cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động, cơ chế bảo vệ lực lượng công an nhân dân, xây dựng lực lượng theo lộ trình đã đề ra.

Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, hoạt động chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay là một trong những nội dung giám sát quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Nội dung chất vấn xoay quanh công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng; vấn đề an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia trong giai đoạn hiện nay; giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tình trạng đánh bạc, lừa đảo, đưa tin không chính xác, phát tán các video clip phản cảm, độc hại; việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, việc triển khai thực hiện cấp thẻ căn cước công dân; việc cấp và sử dụng hộ chiếu phổ thông mẫu mới; xây dựng và phát huy Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đánh giá đây là những vấn đề nóng bỏng trong thực tiễn được cử tri, nhân dân cả nước quan tâm, đồng thời có nhiều khó khăn, thách thức, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, mặc dù lực lượng Công an nhân dân có nhiều cố gắng, triển khai quyết liệt các giải pháp công tác, đạt được kết quả quan trọng, nhiều lĩnh vực công tác có chuyển biến tích cực, nhưng các mảng công tác, tuy nhiên, vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn, thách thức, nguy cơ trên từng mảng công tác, có những vấn đề mới chưa có tiền lệ nên không tránh khỏi có thiếu sót. Do vậy, Bộ trưởng khẳng định, trên tinh thần thẳng thắn, thực sự cầu thị, Bộ Công an sẽ trân trọng lắng nghe và giải trình đầy đủ các ý kiến đại biểu tại phiên chất vấn.

Mua bán trái phép dữ liệu cá nhân diễn ra công khai trên mạng

Trước đó, trong báo cáo gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội về các nội dung được chất vấn tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, Bộ đã và đang triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm, qua đó góp phần thực hiện bảo đảm an ninh mạng, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia, ngăn chặn phát tán tin giả, tin sai sự thật trên mạng, tội phạm công nghệ cao.

Theo đó, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp về công tác bảo đảm an ninh mạng, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia. Đã phát hiện, ngăn chặn các sự cố, nguy cơ gây mất an ninh, an toàn hệ thống mạng, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng; phát hiện, xử lý hàng chục vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước trên không gian mạng; xác minh, xử lý hàng trăm hệ thống thông tin trong nước bị tin tặc tấn công. Thường trực giám sát 24/7 đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phát hiện, phân tích hàng chục triệu cảnh báo tấn công mạng.

Đối với việc xử lý, ngăn chặn tội phạm công nghệ cao, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Trong đó, nổi lên là tội phạm đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”... Nhiều hình thức quảng cáo đánh bạc trực tuyến trên không gian mạng bằng tiếng Việt diễn ra công khai nhằm lôi kéo người chơi với nhiều thủ đoạn mới ngày càng tinh vi. Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang có những cách thức tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, với số lượng lớn bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó, nổi lên một số hành vi như thông qua hoạt động ủa các sàn đầu tư chứng khoán, giao dịch vàng trên thị trường ngoại hối (forex), quyền chọn nhị phân (BO), giao dịch tiền “ảo”, vàng “ảo”, ngoại tệ “ảo”, dự án bất động sản... hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo…

Về tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội, Báo cáo cho biết, tình trạng này đã diễn ra rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng. Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tuyên truyền, vu cáo, ý đồ kích động chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối loạn về thông tin... Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi kinh tế, đã tạo dựng tin giả, tin sai sự thật, tán phát trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội để thu hút người dùng tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi ích vật chất... gây hoang mang dư luận. Đồng thời, có tình trạng tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Thậm chí, một số đối tượng tìm mọi cách để nổi tiếng trên mạng xã hội, kể cả việc thực hiện cả hành vi vi phạm pháp luật, sản xuất các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu chính quyền...

Trước những hiện tượng nêu trên về bảo đảm an ninh mạng, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia, phát tán tin giả, tin sai sự thật trên mạng, tội phạm công nghệ cao, cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm nêu trên.

Ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân là giải pháp then chốt 

Từ kết quả xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (đề án 06). Trong đó, có việc đẩy mạnh kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Thông qua việc kết nối, chia sẻ góp phần “làm sạch” và “làm giàu” các dữ liệu, phục vụ chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thực hiện theo lộ trình Đề án 06, tính đến ngày 31.7.2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã triển khai kết nối chính thức đối với một số Cơ sở dữ liệu của 11 bộ, ngành (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục Đào tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp); 4 doanh nghiệp nhà nước (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Viettel, Vinaphone, Mobifone) và 14 địa phương (Thành phố Hà Nội; Yên Bái; Lai Châu; Ninh Bình; Lào Cai; Cao Bằng; Nghệ An; Điện Biên; Quảng Ninh; Bắc Giang; Tuyên Quang; Thừa Thiên Huế; Hải Dương; Hà Tĩnh). Đồng thời, đã triển khai kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động để xác thực dữ liệu người dùng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác; kết nối dữ liệu phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nước ngoài tại Việt Nam…

Về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, qua theo dõi, Bộ Công an cho biết, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau. Tình trạng lộ dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng trong khi người sử dụng chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân, đăng tải công khai hoặc lộ trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc do biện pháp bảo vệ không tương xứng dẫn tới bị chiếm đoạt và đăng tải công khai. Trong khi đó, các doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng, cho phép các đối tác thứ ba tiếp cận thông tin dữ liệu cá nhân nhưng không có yêu cầu, quy định chặt chẽ, để đối tác thứ ba chuyển giao, buôn bán cho các đối tác khác. Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng thông qua các website, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội , diễn đàn tin tặc. 

Tập trung bảo đảm an ninh mạng, ngăn chặn tội phạm công nghệ cao -0
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

 Chỉ trong hai năm từ năm 2019 đến năm 2020, Bộ Công an phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm .

Trước tình hình đó, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý của các bộ, ngành, địa phương và hoạt động của các tập đoàn, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập thông tin cá nhân. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức về cung cấp, quản lý hồ sơ cá nhân, dữ liệu cá nhân và người dân, nhất là tâm lý sẵn sàng đánh đổi thông tin đời tư, thông tin cá nhân để lấy sự tiện ích về mặt công nghệ. Đặc biệt,  Công an đã tham mưu Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị chủ trương ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân; coi đây là giải pháp then chốt để phòng ngừa, đấu tranh với thực trạng buôn bán, xử lý dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.