Nhiều bất cập trong dạy thêm, học thêm, xét tuyển sớm vào đại học đã được chấn chỉnh

Xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 2.2025, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, qua giám sát các vụ việc cụ thể, phiên giải trình tại các Ủy ban của Quốc hội đã có tác dụng lan tỏa đến những hoạt động của Chính phủ, các bộ, ngành. Trong đó, nhiều bất cập trong dạy thêm, học thêm, xét tuyển sớm vào đại học đã được chấn chỉnh.

dbnd_bl_pctqh-phuong1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trả lại giá trị đích thực của giảng dạy tại trường lớp

Cơ bản nhất trí với Báo cáo của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng ghi nhận, từ Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội kỳ trước đến kỳ này có nhiều nội dung đã được các cơ quan triển khai hiệu quả, đặc biệt là nội dung liên quan đến công tác dạy thêm, học thêm.

Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nhận thấy, trong thời gian qua, đã có sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt và mạnh mẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các địa phương để chấn chỉnh những bất cập, hạn chế trong triển khai thực hiện dạy thêm, học thêm.

dbnd_br_tv12.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

“Qua đây một lần nữa cho thấy ảnh hưởng của Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội, cũng như quyết định, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các nội dung trong báo cáo rất hợp tình, hợp lý. Người dân đánh giá cao và quan tâm các chỉ đạo, báo cáo về vấn đề này”, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nói.

Bên cạnh đó, từ vấn đề được nêu trong Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội về việc xét tuyển sớm vào đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã thấy những bất hợp lý, những điểm băn khoăn, gây mất công bằng từ việc tuyển sinh sớm, cũng như tạo điều kiện trục lợi trong dạy thêm. Thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh cũng là người chấm điểm bài thi của học sinh. Quan trọng là những điểm thi này sẽ được đưa vào học bạ, là căn cứ để xét tuyển vào các trường đại học.

dbnd_br_cnctdb1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

“Điều này không khác gì chỉ định thầu trong đầu tư công. Thầy cô giáo có quyền dạy, có quyền cho điểm. Và, điểm đó là cơ sở xét tuyển vào đại học”. Nhấn mạnh bất cập này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng ghi nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo quyết liệt, qua đó giảm mạnh những bất cập trong xét tuyển sớm vào đại học.

Tuy nhiên, hiện có một số ý kiến băn khoăn liệu không được học thêm có ảnh hưởng tới chất lượng thi cử không, khi tới đây học sinh chuẩn bị tham gia các kỳ thi quan trọng. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nhận thấy, các cơ quan chức năng đã có những biện pháp, quy định ngăn ngừa, trong đó có một số quy định pháp luật đã trả lại giá trị đích thực cho truyền thụ, giảng dạy kiến thức chính khóa trên lớp.

Theo đó, các thầy cô giáo phải có trách nhiệm giảng dạy để bảo đảm đại bộ phận học sinh phải đạt chuẩn, thậm chí đạt kết quả từ khá trở lên tại các kỳ thi. Việc ra đề cũng phải bảo đảm không quá khó, đánh đố hoặc phải đi học mới giải bài được.

“Các quy định này đã trả lại giá trị đích thực của giảng dạy tại trường lớp, cũng như giúp tránh trục lợi, tiến hành dạy thêm, học thêm”, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nói.

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 2.2025 đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục đạo đức, văn hoá, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay.

Nêu thực tế có những học sinh, sinh viên đạt hạnh kiểm khá, học sinh tiên tiến nhưng sau này rất thành đạt, giữ vị trí cao trong đơn vị và có nhiều đóng góp tốt cho xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu đề nghị quan tâm đánh giá xem xét việc tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, học lực tốt cao hiện nay có tương xứng với chất lượng thực tế hay không.

Bố trí sớm kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột cho địa phương

Quan tâm đến thực hiện xây dựng nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cử tri và nhân dân đánh giá cao Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành từ tháng 8.2024 đã giúp quy trình, thủ tục tiếp cận nhà ở xã hội đơn giản hơn, mở rộng thêm đối tượng có thể mua, thuê mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cũng đề nghị nếu mở rộng hơn đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ tốt hơn.

Đưa ví dụ nhà ở xã hội cho khu công nghiệp hiện chỉ có công nhân ở khu công nghiệp đó được tiếp cận, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần nghiên cứu mở rộng cho phép doanh nghiệp thuê lại nhà ở xã hội đã được xây dựng để cho công nhân của doanh nghiệp thuê lại. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở tới đây cần quan tâm xử lý đề nghị nêu trên của cử tri, người dân.

dbnd_br_img-6088.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Ghi nhận các địa phương hưởng ứng tích cực phong trào ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, có những địa phương đã phấn đấu đến 30.5 tới đây sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột, không phải đến hết năm 2025 mới hoàn thành.

Từ kiến nghị của một số địa phương cho thấy, tiến độ, lộ trình cấp phần kinh phí thuộc trách nhiệm của Trung ương cho các địa phương còn chậm, khó có thể đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột. Một số địa phương đã phải ứng trước tiền từ ngân sách địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác này. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị các bộ, ngành liên quan cần xem xét để bố trí sớm nguồn kinh phí này cho các địa phương.

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 2.2025.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận thấy, qua giám sát các vụ việc cụ thể, thực hiện các phiên giải trình ở các Ủy ban, các nội dung giám sát, giải trình của các cơ quan của Quốc hội đã có tác dụng lan tỏa đến những hoạt động của Chính phủ, bộ ngành như: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, xét tuyển đại học sớm; Bộ Công an chỉ đạo khắc phục tình trạng lừa đảo trên mạng…

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện các quy định mới về dạy thêm, học thêm; xét tuyển đại học; đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của học sinh; chỉ đạo thực hiện Luật Nhà ở với các dự án nhà ở xã hội ở khu công nghiệp…

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Đoàn khảo sát
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG

Chiều 24.3, tại TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục chương trình làm việc, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty Cổ phần VNG phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan Lê Thị Nga tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan - Việt Nam Grzegorz Napieralski
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan Lê Thị Nga tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan - Việt Nam

Sáng 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan đã tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Ba Lan - Việt Nam Grzegorz Napieralski, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần Trusting Social
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần Trusting Social

Sáng 24.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát thuộc Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty Cổ phần Trusting Social phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Chính trị

Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Sáng 24.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp.