Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh

Sáng 10.3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

tv15.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

tv8-9166.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được xây dựng nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Đồng thời, xây dựng khung pháp lý nhằm triển khai hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động đánh giá sự phù hợp; giải thưởng chất lượng quốc gia; mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc..., bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng…

tv10-3301.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định trình bày Tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Lâm Hiển

Cũng theo Tờ trình, tại dự thảo Luật sửa đổi khoản 1 Điều 3 quy định khái niệm về “sản phẩm”, khoản 2 quy định khái niệm về “hàng hoá” để phù hợp với thực tế, đặc biệt là loại sản phẩm, hàng hoá vô hình.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 5 của Luật hiện hành về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng quy định cụ thể nguyên tắc xác định những sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) tại luật cần căn cứ trên cơ sở mức độ rủi ro của sản phẩm, hàng hóa, trong đó bao gồm tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá như nông sản, thực phẩm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị....

Những sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro cao sẽ quy định biện pháp quản lý trước khi thông quan (tiền kiểm) và sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro trung bình, thấp sẽ quy định biện pháp quản lý sau thông quan trước khi lưu thông trên thị trường hoặc cho phép tự công bố hợp quy (hậu kiểm). Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra đối với sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 được xác định dựa trên một hoặc những yếu tố sau: bản chất hoá học, vật lý, sinh học; kết cấu, nguyên lý hoạt động; quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.

Về điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu, theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, việc công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Do đó, để thống nhất, nội dung này được sửa đổi, bổ sung theo hướng căn cứ vào tính chất rủi ro của hàng hóa để áp dụng biện pháp quản lý tiền kiểm đối với hàng hóa có tính chất rủi ro cao, biện pháp quản lý hậu kiểm đối với các hàng hóa nhóm 2 khác.

Theo Tờ trình của Chính phủ, với quy định này các thủ tục hành chính sẽ được cắt giảm, đơn giản hóa như sau: các hàng hóa mà tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng quy định biện pháp quản lý dựa trên kết quả giám định, chứng nhận của tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật (hàng hóa có tính chất rủi ro cao) chỉ phải thực hiện thủ tục hành chính về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, không phải thực hiện thủ tục hành chính “công bố hợp quy” tại cơ quan quản lý có thẩm quyền (trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện hành quy định là toàn bộ các hàng hóa nhóm 2 phải thực hiện 2 thủ tục hành chính, gồm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và thủ tục hành chính công bố hợp quy).

Đồng thời, hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 mà tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng quy định biện pháp quản lý dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp (hàng hóa có tính chất rủi ro trung bình, thấp) chỉ thực hiện thủ tục hành chính công bố hợp quy trước khi đưa hàng hóa lưu thông trên thị trường, không phải thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Tại dự thảo Luật cũng đưa quy định phải thực hiện kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để thống nhất với các quy định hiện hành, chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian vừa qua.

Cần rõ trách nhiệm trong phân công, phân cấp quản lý

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với phạm vi sửa đổi, bổ sung; tên gọi của Luật là phù hợp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần sửa đổi toàn diện. Theo hướng này, tên gọi của Luật nên là Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi); có ý kiến đề nghị đổi tên thành Luật Chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa.

Do đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, tiếp tục rà soát các nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo 4 nhóm chính đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời, trong quá trình quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, nếu phạm vi sửa đổi vượt ra khỏi 4 nhóm chính sách này thì cần bổ sung đánh giá tác động chính sách.

tv9-4556.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ. Ảnh: Lâm Hiển

Về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 5 dự thảo Luật hợp nhất), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, làm rõ cơ sở để quy định các tiêu chí xác định hàng hóa Nhóm 2 (hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn), ngoài tiêu chí “khả năng gây mất an toàn” thì còn những tiêu chí nào trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần quản lý.

Về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, Thường trực Ủy ban đề nghị cần bám sát, thể chế hóa quan điểm đổi mới theo 4 nhóm chính sách; bổ sung nguyên tắc hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa phải bảo đảm hiệu quả, rõ trách nhiệm trong phân công, phân cấp quản lý vào khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật.

Nội dung quy định về sản phẩm hàng hóa Nhóm 2 nên tách thành một điều riêng để làm rõ nội hàm, phương thức quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thay vì bổ sung một khổ tại điểm b khoản 1 Điều 5 như dự thảo Luật, để tránh gây nhầm lẫn là quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa Nhóm 2 chỉ quản về mặt an toàn.

Về chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 6 dự thảo Luật hợp nhất), Thường trực Ủy ban nhận thấy, các chính sách tại Điều 6 dự thảo Luật còn chưa rõ nét, chưa cụ thể hóa đầy đủ tại các điều khoản cụ thể, dẫn đến khó áp dụng.

"Đề nghị cần làm rõ nội dung nào ngân sách nhà nước đầu tư, nội dung nào nhà nước hỗ trợ, nội dung nào khuyến khích xã hội hóa; bổ sung một số chính sách và luật hóa thành các điều luật trong dự thảo Luật như tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quản lý chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chiến lược quốc gia", Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh.

Một số hình ảnh tại phiên thảo luận:

tv14.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
tv12-2058.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
tv13.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế, giải pháp phòng ngừa, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Chính trị

Tập trung sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo về kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Sáng 25.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát nhằm bảo đảm sửa đổi, bổ sung phải là những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có khả năng triển khai thực hiện ngay để giải quyết các khó khăn, ách tắc hiện nay nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật

Sáng 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).