Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên

Chiều 10.3, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ban hành văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Tham dự cuộc làm việc có: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành; các Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Ủy ban Văn hóa và Xã hội; lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên; lãnh đạo Đoàn ĐBQH chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên; đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các sở, ngành liên quan.

ks1.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên, hiện nay, tỉnh đang tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai năm 2024; các chỉ tiêu sử dụng đất được xác định theo Luật Đất đai năm 2024, Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30.7.2024 của Chính phủ, Thông tư số 29/2024/TT-BTNMT ngày 12.12.2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định thay đổi so với hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt theo Luật Đất đai năm 2013. Trên cơ sở rà soát, báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố, kết quả thực hiện chỉ tiêu phân bổ và quy hoạch tỉnh đến 31.12.2024 như sau: đất nông nghiệp là 55.985,81 ha; đất phi nông nghiệp 36.903,90 ha; đất chưa sử dụng 130,4 ha.

t1.jpg
Quang cảnh cuộc làm việc

Về đề xuất điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030, UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị được chấp thuận điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất của địa phương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là: đất nông nghiệp 33.475 ha; đất phi nông nghiệp 59.545 ha; đất chưa sử dụng còn 0 ha (bằng chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030).

Như vậy, so với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha.

Về tình hình ban hành văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm 1.3.2025, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành, hoàn thành toàn bộ các nội dung liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật phân cấp cho HĐND và UBND tỉnh ban hành.

t3.jpg
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu

Tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn khảo sát nhận thấy, trong giai đoạn 2020 - 2024, UBND tỉnh Hưng Yên đã rất quan tâm để đầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, thể hiện ở các chỉ tiêu sử dụng đất trong những lĩnh vực này đều tăng. Đây cũng là những lĩnh vực mà đầu tư công, đầu tư của nhà nước vẫn chiếm chủ đạo, qua đó cho thấy tỉnh dành nhiều sự quan tâm cho các lĩnh vực này. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ hơn về chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo so với phân bổ của Thủ tướng Chính phủ chỉ bằng khoảng hơn 50%.

Một số ý kiến trong Đoàn khảo sát cũng đề nghị báo cáo của Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, các con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, thời gian tới có 2 dự án lớn đi qua tỉnh cần điều chỉnh chỉ tiêu về đất giao thông là dự án đường vành đai 4 (khoảng 19,3km đi qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm) và dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (có 20km đi qua và có 1 ga lớn được xây dựng tại Hưng Yên), một số ý kiến đề nghị làm rõ trong quá trình triển khai dự án đã điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất như thế nào và có vướng mắc nào hay không?

1.jpg
Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Lê Hoàng Anh phát biểu

Phát biểu kết luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Đoàn Thị Thanh Mai nêu rõ, báo cáo của Hưng Yên đã bám sát yêu cầu của Đoàn khảo sát, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa được cụ thể hóa.

Qua đó, đề nghị, HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu ý kiến tại cuộc làm việc, tiếp tục rà soát các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất năm 2021 - 2025 và có giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của giai đoạn này, chuẩn bị cho giai đoạn 2026 - 2030; hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn khảo sát trước ngày 15.3 tới.

Các thành viên Đoàn công tác khảo sát thực tế tại huyện Tiên Lữ, Hưng Yên

Các thành viên Đoàn công tác khảo sát thực tế tại huyện Tiên Lữ, Hưng Yên

t5.jpg
Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Thoa phát biểu

Đồng thời, trên cơ sở các chỉ tiêu đã được phân bổ, đề nghị tỉnh nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương và đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp nhu cầu sử dụng đất của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hùng Nam phát biểu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hùng Nam phát biểu

Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao việc lập, rà soát, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch đất đai. Trong quá trình triển khai Luật Đất đai năm 2024 tiếp tục rà soát, hoàn thiện ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.