Về chủ trương tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị:

Bước đi táo bạo, cần thiết trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Theo các ĐBQH, đây là một điểm mới có tính đột phá, là bước đi táo bạo, cần thiết trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy. Để quá trình này diễn ra thuận lợi, hệ thống luật pháp cần đi trước một bước, tạo nền tảng vững chắc, bảo đảm sự chỉ đạo nhanh, gọn, thông suốt từ Trung ương tới địa phương.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Hà Nội):
Từng bước gỡ nút thắt cồng kềnh, hướng đến hệ thống chính trị gọn nhẹ, vận hành trơn tru, tối ưu nguồn lực

Việc nghiên cứu theo hướng không tổ chức cấp huyện, hướng đến mô hình địa phương 2 cấp là một bước đi táo bạo nhưng cần thiết trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, thể hiện quyết tâm lớn trong cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Hà Nội)

ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Hà Nội)

Khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW vào ngày 28.2 vừa qua không chỉ là một chỉ dấu về tầm nhìn chiến lược mà còn là sự khẳng định mạnh mẽ rằng chúng ta đang từng bước tháo gỡ những nút thắt cồng kềnh, hướng đến một hệ thống chính trị gọn nhẹ, vận hành trơn tru, tối ưu nguồn lực.

Bản chất của cải cách là loại bỏ những tầng nấc trung gian không còn phù hợp, trao quyền mạnh mẽ hơn cho cấp tỉnh và cấp xã - những cấp trực tiếp gắn bó với thực tiễn đời sống của người dân. Khi cấp huyện không còn là một cấp hành chính độc lập, bộ máy quản lý được rút ngắn, giảm bớt sự chồng chéo, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, tăng tốc độ xử lý công việc. Người dân sẽ không còn phải đi qua quá nhiều cấp trung gian để giải quyết một vấn đề, các quyết sách sẽ đến với thực tiễn nhanh hơn, nguồn lực sẽ được dồn tập trung hơn thay vì bị phân tán bởi các bộ máy cồng kềnh.

Đây không chỉ là bài toán sắp xếp tổ chức, mà còn là bài toán về tư duy quản trị. Tất nhiên, một thay đổi lớn như vậy sẽ không tránh khỏi khó khăn, thách thức. Việc điều chỉnh, sáp nhập sẽ tác động đến hàng loạt vấn đề từ nhân sự, cơ sở vật chất, thói quen vận hành đến tâm lý của cán bộ, công chức.

Nhưng cải cách chưa bao giờ là con đường dễ dàng. Nếu không dám bước qua những khó khăn ban đầu, chúng ta sẽ mãi mắc kẹt trong những rào cản cũ. Điều quan trọng nhất là cách thức triển khai phải thận trọng, có lộ trình, đánh giá tác động kỹ lưỡng để bảo đảm sự chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, không gây xáo trộn lớn đến bộ máy và đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, khi tiến trình tinh gọn bộ máy đi vào thực tế, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là nền tảng để bảo đảm sự chuyển đổi diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Không thể có một mô hình tổ chức mới vận hành trơn tru nếu hệ thống pháp lý vẫn giữ nguyên những quy định được thiết kế cho bộ máy cũ.

Cải cách lần này không chỉ đơn thuần là cắt giảm cấp huyện hay sáp nhập đơn vị hành chính, mà sâu xa hơn, đó là sự tái cấu trúc toàn diện, đòi hỏi một hệ thống pháp luật đồng bộ để hỗ trợ và dẫn dắt sự thay đổi.

Cải cách bộ máy là một bước đi lớn. Để con đường này không vấp phải những rào cản pháp lý, hệ thống luật pháp phải đi trước một bước, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi.

Việc sửa đổi, bổ sung các luật liên quan không chỉ đơn thuần là điều chỉnh cho phù hợp, mà còn phải mang tính đột phá, tạo ra một hành lang pháp lý hiện đại, linh hoạt, thúc đẩy nền hành chính vận hành hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, thực sự vì lợi ích của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương):
Bảo đảm sự chỉ đạo nhanh, gọn, thông suốt từ Trung ương tới địa phương

Trong Kết luận số 127-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ rất rõ là nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.

Trong thời gian vừa qua, cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc cần bỏ cấp trung gian và trên thực tế điều này cũng đã được triển khai ở các bộ, ngành trung ương và bây giờ là đến các địa phương.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương)

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương)

Nội dung này cũng được dư luận hết sức quan tâm bởi từ trước tới nay chúng ta vẫn tổ chức chính quyền 4 cấp là cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta nghiên cứu không tổ chức cấp huyện Đây là một điểm rất đột phá bởi lẽ chúng ta không tiếp tục đi theo lối mòn và dám làm những việc rất mới mẻ trong thời kỳ phát triển mới, bước vào kỷ nguyên mới.

Việc không tiếp tục tổ chức cấp huyện trong giai đoạn tới đã có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. So với hàng chục năm về trước thì hiện nay bối cảnh đã thay đổi rất nhiều, ngay cả trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Chẳng hạn, trong điều kiện thực tế trước đây hàng chục năm, hạ tầng cũng như điều kiện về phương tiện khoa học kỹ thuật rất khác, vì vậy phải có cấp huyện để triển khai các chỉ đạo từ trung ương, từ tỉnh đến xã. Nếu không có cấp huyện trong bối cảnh đó thì những chỉ đạo từ cấp tỉnh xuống trực tiếp cấp xã là hết sức khó khăn. Song, đến nay, hạ tầng của chúng ta ngày càng phát triển, có nhiều phương tiện hỗ trợ trong công việc, ngay từ cấp xã cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi vậy, công tác chỉ đạo, điều hành thuận lợi hơn rất nhiều.

Chúng ta hoàn toàn có thể triển khai thẳng từ cấp tỉnh đến cấp xã với điều kiện tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền cấp xã và tăng cường năng lực của cán bộ cấp xã, qua đó bảo đảm sự chỉ đạo nhanh, gọn, thông suốt từ Trung ương tới địa phương.

Mặt khác, khi chúng ta triển khai việc tổ chức chính quyền từ 4 cấp xuống 3 cấp thì đồng thời cũng phải sửa đổi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó có quy định của Hiến pháp. Cần rà soát các quy định của pháp luật để sửa đổi trước làm căn cứ thực hiện. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng sau khi chúng ta bỏ cấp huyện thì phải tổ chức lại cấp xã như thế nào kể cả về quy mô, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để đảm đương phần công việc trước đây của chính quyền cấp huyện.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp):
Thực hiện mô hình địa phương 2 cấp cho thấy tinh thần cải cách triệt để

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là nội dung được nhân dân và dư luận hết sức quan tâm, tôi rất đồng tình và ủng hộ vì phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Việc không tổ chức cấp huyện, thực hiện mô hình địa phương 2 cấp có vai trò rất quan trọng trong tổng thể cuộc cách mạng này, cho thấy tinh thần cải cách triệt để từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần hết sức thận trọng, tính toán kỹ lưỡng, khách quan để phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)

Theo tôi, cần tăng quyền hạn, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã để tạo sự thuận lợi và thực sự tạo nên bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp nhất một số đơn vị cấp xã, giao quyền cho UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ của UBND cấp huyện hiện nay.

Mặt khác, để thực hiện thì cần nghiên cứu sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật..., tạo cơ sở pháp lý vững chắc, tránh tạo khoảng trống trong quản lý nhà nước.

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"

Tối 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Đại thắng mùa Xuân 1975
Chính trị

Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”

Tối 19.4, tại Tây Ninh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” do Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19.8.1945-19.8.2025).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động.