Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Bổ sung, làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục bổ sung, làm rõ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế nhằm khắc phục tình trạng lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan.

dbnd_br_chu-tich-qh-tran-thanh-man-7449.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long
dbnd_bl_d03f7a5f9e2ddbbc9f4cca2ea380c316.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trình bày Tờ trình về dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ có một văn bản là Nghị định số 13/2023/NĐ-CP đưa ra định nghĩa về dữ liệu cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân, chưa có văn bản luật nào quy định vấn đề này.

Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của Nghị định chưa bao quát hết các lĩnh vực, quan hệ của đời sống, xã hội, chưa tương thích với các quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được nêu trong Hiến pháp năm 2013, cùng các quy định liên quan tới “thông tin cá nhân”, “thông tin riêng”, “thông tin số”; “thông tin cá nhân trên môi trường mạng”; “thông tin bí mật đời tư” được nêu trong một số văn bản Luật hiện hành.

Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết, đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường truyền thống, qua rà soát pháp luật cho thấy việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường truyền thống, bao gồm dữ liệu cá nhân trong các tài liệu, hồ sơ, bệnh án ở trên giấy đang chưa được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật hiện hành nào, đặc biệt là thiếu vắng các quy định chi tiết và chỉ rõ các biện pháp bảo vệ quyền của chủ thể dữ liệu.

dbnd_br_e52140eb30209e029a6e783957bb90b6.jpg
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

Các quy định pháp luật hiện đang có hiệu lực, sau khi đã loại trừ các văn bản tập trung vào đối tượng là dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng, mới chỉ có quy định chung về bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình, thông tin về đời sống riêng tư không kể hình thức chứa đựng thông tin là trên các phương tiện điện tử hay hồ sơ giấy…

Do đó, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, việc xây dựng dự án Luật là bước đi thận trọng, kỹ lưỡng, có quá trình và sự chuẩn bị công phu của Chính phủ, bắt đầu từ khi khảo sát xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân (năm 2019) đến khi Nghị định có hiệu lực và triển khai trên thực tiễn.

dbnd_br_0432d3b7348c5dca39bf6148509c782d.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu rõ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân với những lý do cơ bản được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng: dữ liệu cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn dữ liệu chiến lược, tác động trực tiếp, toàn diện đến chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của một quốc gia, nhưng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian qua vẫn còn buông lỏng, để xảy ra các hoạt động thu thập, tấn công, chiếm đoạt, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân.

Mặc dù hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng nội dung còn tản mạn, thiếu thống nhất. Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17.4.2024 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã bước đầu phát huy tác dụng, nhưng là văn bản dưới luật, chưa bảo đảm về giá trị pháp lý, chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp và chưa đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm.

Do đó, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý cho việc tổ chức thực hiện thống nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành Luật này là phù hợp với chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhấn mạnh.

Tập trung vào các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết của dự án Luật nhằm tạo hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân; đồng thời tập trung cho ý kiến về: cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn xây dựng dự án Luật, sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp Hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, giải thích từ ngữ…

dbnd_br_toan-canh.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cơ quan soạn thảo cần rà soát, rút gọn hơn nữa dự thảo Luật, tập trung vào những nội dung thuộc đúng thẩm quyền của Quốc hội; tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm triệt để thủ tục hành chính, nhằm giảm chi phí và tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã chủ động, tích cực chuẩn bị hồ sơ, tài liệu; Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tích cực thẩm tra dự án Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín.

Để hoàn thiện dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung, làm rõ hơn cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân; bổ sung, làm rõ báo cáo đánh giá tác động, nhất là những chính sách mới được đề xuất, bổ sung đánh giá kết quả tổng kết thi hành Nghị định số 13.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cơ quan tiếp tục rà soát kỹ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các vấn đề thực tiễn phát sinh; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế nhằm khắc phục tình trạng lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay; nêu rõ những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành… nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.

Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 572/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thay ông Hồ Đức Phớc. Quyết định có hiệu lực trong thời gian 5 năm. Trước đó, ông Hồ Đức Phớc được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Điện mừng Quốc khánh Ireland
Chính trị

Điện mừng Quốc khánh Ireland

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Ireland (ngày Thánh Patrick 17.3), ngày 17.3, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng đến Tổng thống Michael Daniel Higgins.

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Chính trị

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15.3.2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự

Phát biểu kết luận cuộc làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ chiều nay, 17.3, Tổng Bí thư yêu cầu, phải tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, thường xuyên kéo đến Trung ương ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự. Đồng thời, rà soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp giải quyết ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc phát sinh các vụ việc mới lên Trung ương; địa phương nào thiếu trách nhiệm để xảy ra khiếu kiện đông người lên Trung ương, để phát sinh trở thành điểm nóng về an ninh, trật tự, thì người đứng đầu cấp ủy chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cơ bản xử lý xong các đề xuất của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc cho phát triển kinh tế

Chiều nay, 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1908 đối với Đảng ủy Quốc hội.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại khảo sát tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Ngày 17.3, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cùng dự có đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
Chính trị

Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Chiều 17.3, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Theo đó, bà Võ Thị Minh Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang

Ngày 17.3, Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang để thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị

Ghi nhận tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết liệt và tính chủ động rất cao của Chính phủ, các bộ, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, phát triển kinh tế - xã hội..., Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đề nghị Đảng ủy Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện ngay rất nhiều công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị như: điều chỉnh Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của các tỉnh khi sáp nhập…

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Chính trị

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Lời Tòa soạn: Kinh tế tư nhân góp phần rất quan trọng định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để khu vực kinh tế tư nhân có thể thực hiện được sứ mệnh và hiện thực hóa được tầm nhìn đầy khát vọng của cả dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ

Chiều 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Chính trị

Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Sáng 17.3, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.