Tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích cho người lao động

Tại buổi sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 28.12.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026 do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vừa qua, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị, công đoàn các địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn, tạo nhiều sân chơi mới để thu hút công nhân, người lao động tham gia.

Lan tỏa năng lượng tích cực tới người lao động

Thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 28.12.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026, thời gian qua, các cấp công đoàn luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về công tác xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân. Thường xuyên theo dõi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động và các vấn đề dư luận xã hội trong công nhân lao động.

Những năm qua, việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao động luôn được các cấp công đoàn chú trọng. Ảnh: Vân Anh
Những năm qua, việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao động luôn được các cấp công đoàn chú trọng. Ảnh: Vân Anh

Đồng thời, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và công đoàn tại doanh nghiệp; chủ động phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để công nhân lao động tham gia các hoạt động về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Nhiều đơn vị cũng triển khai tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động với nội dung phong phú, đa dạng như: sân khấu hóa (gameshow); “chương trình điểm hẹn cuối tuần”, “sân chơi cuối tuần”, "hát cùng công nhân”, “liên hoan tiếng hát công nhân khu nhà trọ”...

Cùng với đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có nhiều chương trình lớn được triển khai để chăm lo về đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động như: phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn trong 2 năm 2021 - 2022; phối hợp Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức “Giải bóng đá nam công nhân toàn quốc”.

Đặc biệt, nhằm giới thiệu hình ảnh người lao động Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường, nhiều ước mơ, khát vọng, lao động giỏi, hiểu biết pháp luật, có lối sống đẹp và có trách nhiệm với xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng chương trình giải trí trên truyền hình dành cho công nhân, viên chức, lao động với tên gọi “Giờ thứ 9” từ năm 2022 đến nay. Sau khi phát sóng, chương trình đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc, bổ ích cho người lao động và đông đảo khán giả xem truyền hình; là sân chơi bùng nổ niềm vui, tiếng cười, lan tỏa năng lượng tích cực tới người lao động…

Chú trọng văn hóa tinh thần cho người lao động

Để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, bảo đảm sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc, việc triển khai Quyết định số 2214/QĐ-TTg nhằm tiếp tục phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026 có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực; tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại Quyết định số 2214/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho tổ chức công đoàn “chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, tổ chức xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Theo đó, việc đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa hàng năm luôn được các cấp công đoàn quán triệt, triển khai thống nhất trong hệ thống. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ở các cấp công đoàn trong cả nước vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Điển hình là không có nhân lực để làm công việc đăng ký, kiểm tra, tổng hợp, trình xét công nhận danh hiệu “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng Đinh Thị Thanh Hà cho biết: để giải quyết những “nút thắt” nhiều công đoàn địa phương đang gặp phải, thực hiện Đề án chuyển đổi số, từ năm 2023 đơn vị đã chủ động phối hợp với VNPT Đà Nẵng khảo sát, xây dựng và đưa vào thí điểm phần mềm đánh giá cơ quan văn hóa với tính năng chuyển đổi số toàn bộ quy trình đánh giá cơ quan văn hóa; quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả; khả năng tích hợp với chữ ký số; trích xuất báo cáo thống kê nhanh chóng và lưu trữ hồ sơ ở đám mây dữ liệu bảo đảm an toàn thông tin với mục tiêu tối ưu thời gian, chi phí, nhân lực trong việc triển khai xây dựng, công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Ghi nhận những nỗ lực của các cấp công đoàn trong cả nước thời gian qua, tại buổi sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: để tiếp tục nâng cao đời sống cho người lao động, thời gian tới, các cấp công đoàn cần tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động về tầm quan trọng của công tác xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đặc biệt phải đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn, tạo nhiều sân chơi mới để thu hút công nhân, người lao động tham gia.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).