Tăng cường quản lý, bảo tồn rùa biển ở Ấn Độ Dương và Đông Nam Á

Ngày 21.10, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 8 các quốc gia ký kết Bản ghi nhớ về quản lý, bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng ở vùng biển Ấn Độ Dương và Đông Nam Á (IOSEA), qua đó tăng cường công tác quản lý, bảo tồn rùa biển.

Hội nghị tập trung thảo luận về các vấn đề quan trọng như: tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ (MOU); xem xét, rà soát các vấn đề từ Hội nghị IOSEA lần thứ 7; thảo luận về những thách thức và xu hướng trong tương lai nhằm thông qua chương trình làm việc cho giai đoạn 2020-2024 của IOSEA và các nước thành viên; hướng dẫn các hoạt động của Ban Thư ký, các quốc gia ký kết và các bên liên quan khác trong thực hiện Kế hoạch quản lý và bảo tồn trong giai đoạn 2020-2024; rác thải nhựa; biến đổi khí hậu; nguồn giống rùa biển; thảo luận về thể chế, hành chính và tài chính.

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Sơn/TTXVN)
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Sơn/TTXVN)

Rùa biển là một trong những loài sinh vật lâu năm nhất trên Trái Đất. Đến nay, thế giới chỉ còn 7 loài rùa biển gồm: vích (Chelonia mydas), đồi mồi (Eretmochelys imbricata), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), quản đồng (Caretta caretta), rùa Kempi (Lepidochelys kempii), rùa mai phẳng (Natator depressus) và rùa da (Dermochelys coriacea).

Hiện nay, loài rùa biển đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.

Theo thống kê, vùng biển Việt Nam có 5 loài rùa biển sinh sống là vích, đồi mồi, đồi mồi dứa, quản đồng và rùa da. Tất cả các loài rùa biển tại Việt Nam đã được đưa vào Danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ cũng như danh mục các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, thường được gọi là Sách Đỏ (Redlist) của thế giới (năm 2000) và Sách Đỏ Việt Nam ở các mức độ nguy cấp khác nhau.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết để tăng cường việc quản lý, bảo tồn các loài rùa biển nguy cấp, quý, hiếm và là một phần không thể thay thế của các hệ sinh thái biển, Chính phủ Việt Nam đã tham gia cam kết quốc tế về bảo tồn rùa biển như Bản ghi nhớ về Bảo tồn, quản lý các loài rùa biển và môi trường sống của chúng tại khu vực Ấn Độ Dương và Đông Nam Á (năm 2001); Bản ghi nhớ về Bảo tồn và bảo vệ rùa biển tại Đông Nam Á (năm 2012); Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp (năm 1994).

Trong khuôn khổ hội nghị lần này, Việt Nam đề xuất Vườn Quốc gia Côn Đảo trở thành thành viên Mạng lưới các khu bảo tồn rùa biển IOSEA (IOSEA Marine Turtle Site Network) và báo cáo tại phiên toàn thể để các nước thành viên xem xét thông qua.

Đây là một nỗ lực lớn của Việt Nam trong việc thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn rùa biển nói riêng; từ đó khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình bảo vệ loài thủy hải sản nguy cấp, quý hiếm, chống khai thác trái phép, hướng tới khai thác hải sản bền vững và có trách nhiệm.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng thông tin Việt Nam đã trở thành thành viên Tổ chức quốc tế về bảo tồn, quản lý nguồn lợi và môi trường sống của rùa biển khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương (IOSEA) khi ký kết bản Ghi nhớ IOSEA vào năm 2001.

Thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, Tổng cục Thủy sản thực hiện các nội dung liên quan đến công tác bảo tồn, quản lý môi trường sống của rùa biển.

Thông qua các hoạt động này, thành phố đã được chia sẻ thông tin về các loài rùa biển, chia sẻ các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và quản lý nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây tử vong, nâng cao khả năng phục hồi môi trường sống của rùa biển.

Thành phố Đà Nẵng tin tưởng các thành viên tham dự sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp trong quá trình thảo luận các vấn đề liên quan đến việc triển khai Bản ghi nhớ IOSEA, xây dựng mạng lưới các điểm IOSEA về bảo tồn, quản lý rùa biển và môi trường sống của chúng, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực IOSEA, các vấn đề về thể chế, hành chính và tài chính…

Hội nghị lần thứ 8 các quốc gia ký kết Bản ghi nhớ về quản lý, bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng ở khu vực vùng biển Ấn Độ Dương và Đông Nam Á (gọi tắt là IOSEA MOS8) được tổ chức từ ngày 21-25.10.2019, tại thành phố biển Đà Nẵng. Đây là sự kiện quan trọng được tổ chức định kỳ để các nước thành viên cùng nhau thảo luận các vấn đề quan trọng của Bản ghi nhớ.

Hội nghị lần thứ 8 có sự tham gia của đại diện 33 quốc gia thành viên, các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước.

Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát
Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát

Ngày 8.10, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 924/QĐ-STNMT-KHTC (ngày 4.10) Quyết định về việc hủy kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện gói thầu Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đợt 1) gồm: Mỏ Liên Mạc (Thượng Cát); Mỏ Tây Đằng - Minh Châu; Mỏ Châu Sơn theo Quyết định số 889/QĐ-STNMT-KHTC ngày 16.8.2023 của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta. 

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức
Môi trường

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức

"Xử lý chất thải, đặc biệt là chất rắn rắn, đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và toàn diện từ công nghệ đến chính sách và nhận thức xã hội, để biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh". Đó là quan điểm của GS. TS Khoa học. NGND Phạm Ngọc Đăng.