Sức sống mới ở miền trung du Phú Thọ

Nhờ triển khai kịp thời, đồng bộ các chính sách, tập trung các nguồn lực, trong đó ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư đúng đối tượng, trúng mục tiêu, mỗi năm Phú Thọ có hàng nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành cơ bản Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Sức sống mới trên miền trung du Phú Thọ -0
Hộ vay vốn Hoàng Vững Trãi, xã Hồng Việt, huyện Cẩm Khê thoát khỏi khó khăn nhờ sử dụng vốn vay nuôi cá chép hồng

Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Phú Thọ Trương Việt Phương cho biết, đến nay toàn tỉnh có 163 xã đạt tiêu chí về giảm nghèo đa chiều (chiếm 83,2%), đời sống người dân được cải thiện đáng kể, diện mạo nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số  thay đổi rõ rệt.

Ông Phương cũng cho biết, 21 năm từ khi thành lập đến nay, NHCSXH Phú Thọ đã nỗ lực, vươn lên trên mọi khó khăn, thử thách, tích cực, chủ động huy động được nguồn lực lớn và tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước. Do đó, đơn vị đã được ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương tin tưởng giao phó thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, từ chương trình có quy mô nhỏ nhưng giàu chất nhân văn như cho vay người tàn tật, người chấp hành xong án phạt tù, xóa nhà ở tạm bợ, dựng nhà ở kiên cố… đến những chương trình cho vay có quy mô lớn, tầm ảnh hưởng rộng như giúp hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ học sinh sinh viên có thêm kinh phí học tập, thực hiện việc xây dựng nông thôn mới và các chương trình  tín dụng chính sách theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, dân tộc…

Từ sự chủ đạo, quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, các nguồn vốn ở Phú Thọ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước được quy về một đầu mối quản lý là NHCSXH.  10 năm qua vốn ngân sách địa phương đã chuyển sang NHCSXH gần 112 tỷ đồng, góp phần nâng tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH đạt 6.025 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7% so với cuối năm 2022.

Nhờ có nguồn vốn lớn, cùng mô hình tổ chức quản lý phù hợp như hệ thống Điểm giao dịch của NHCSXH trải khắp trên toàn địa bàn xuống tận các xã, với mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn và các hội, đoàn thể làm nhiệm vụ ủy thác vay vốn ưu đãi dày đặc đến tận xã phường, làng bản nên những cán bộ tín dụng chính sách Phú Thọ như được tiếp thêm nội lực, quyết tâm thực hiện phương thức cấp tín dụng trực tiếp, kịp thời về tận các vùng sâu, vùng khó khăn, đến từng đối tượng thụ hưởng.

Nguồn vốn chính sách đã thực sự giúp đỡ hàng nghìn hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn có điều kiện chủ động đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cũng nhờ  nguồn vốn chính sách đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả và gương sáng hội viên nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên phấn khởi thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Huyện Cẩm Khê hiện là một địa phương tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội lồng ghép cùng các chương trình tín dụng chính sách. Theo báo cáo, tổng nguồn vốn chính sách đã đầu tư hơn 644 tỷ đồng đúng đối tượng, trúng các dự án, và các chương trình trọng tâm, trọng điểm. Đơn cử, hộ gia đình ông Hoàng Vững Trãi, thôn Phú Cát, xã Hồng Việt đã sử dụng 100 triệu đồng vốn vay của NHCSXH huyện Cẩm Khê lập xưởng may gia công bao bì, để tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho 30 lao động trong thôn xóm.

Hay như huyện miền núi Tân Sơn thông qua các nguồn lực, trong đó có 626 tỷ đồng vốn chính sách đã thoát khỏi danh sách huyện nghèo 30a, về đích trước 2 năm. Điển hình có ông Hà Văn Nhất, ở thôn Chiềng 2 xã Kim Phượng đã sử dụng vốn vay của 2 chương trình dành cho hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, gây dựng hẳn một cơ ngơi bao gồm đàn trâu 8 con, rừng keo 6ha, vườn hồng 200 cây sai trĩu quả, mỗi năm thu nhập ngót 200 triệu đồng.

Hiệu quả từ dòng vốn chính sách ở Phú Thọ đã hiện rõ trong năm qua với 33 nghìn lượt hộ được vay gần 1600 tỷ đồng thuận lợi, bình quân doanh số cho vay một huyện đạt 123 tỷ động; bình quân dư nợ tín dụng chính sách một xã là 26,7 tỷ đồng và một khách hàng đến gần 53 triệu đồng.

Năm 2024, NHCSXH Phú Thọ xác định nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường bám sát sự chỉ đạo của ngành và địa phương, tập trung huy động các nguồn lực, chuyển tải kịp thời an toàn mọi nguồn vốn về đúng đối tượng thụ hưởng, giữ vững và phát huy là trụ cột trong công cuộc giảm nghèo bền vững phát triển kinh tế xã hội trên miền đất thiêng nguồn cội của dân tộc.

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.