Bé 3 tháng tuổi ở Hà Nội bị nhỏ nhầm acid vào miệng gây bỏng

Khi lấy lọ vitamin D3 nhỏ cho bé uống, do không để ý, người nhà đã lấy nhầm lọ Acid trichloracetic 80%, khiến trẻ bị bỏng khoang miệng.

Mới đây, các bác sĩ Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái M.A. (3 tháng tuổi) bị bỏng khoang miệng độ III do người nhà nhỏ nhầm lọ thuốc Acid trichloracetic 80% cho bé uống.

Nhầm vitamin D3 với thuốc Acid trichloracetic 80% dùng điều trị mụn cóc

Theo chia sẻ của người mẹ, gia đình có người bị mụn cóc nên đã mua thuốc Acid trichloracetic 80% (là một chất tương tự acid axetic, được sử dụng cho điều trị mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân) về điều trị. Lọ thuốc này được đặt cạnh các loại thuốc dùng cho bé M.A.

Buổi sáng xảy ra sự việc, khi người nhà lấy lọ vitamin D3 để nhỏ cho bé uống, do không để ý nên đã lấy nhầm lọ Acid trichloracetic 80% để ngay bên cạnh (hình dáng và màu sắc của hai lọ tương đối giống nhau). 

“Khi nhỏ thuốc vào miệng cho cháu, thấy xuất hiện chất màu trắng mỏng trong khoang miệng, cháu quấy khóc nhiều. Lúc này, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn và đã sơ cứu tại nhà bằng cách lấy khăn thấm nước lau miệng cho cháu và đưa ngay đến Bệnh viện Nhi Trung ương”, mẹ bệnh nhi kể.

Bé 3 tháng tuổi ở Hà Nội bị nhỏ nhầm acid vào miệng -0
Thuốc Acid trichloracetic 80% được sử dụng cho điều trị mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân bị nhỏ nhầm cho bé uống (Hình minh họa)

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé M.A. được chẩn đoán bỏng hoá chất khoang miệng độ III. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp điều trị cho bé. Sau một thời gian điều trị tích cực, hiện sức khoẻ bệnh nhi ổn định, đã được xuất viện.

Bác sĩ CKII Phùng Công Sáng, Phó trưởng khoa Chỉnh hình, phụ trách Đơn vị Bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bỏng hóa chất là tình trạng bỏng do các loại hóa chất như acid hoặc bazơ gây ra. Bỏng hóa chất có thể gây ra các tổn thương trên da hoặc niêm mạc các khoang trong cơ thể, bỏng sâu có thể tổn thương đến gân cơ, xương hoặc các cơ quan nội tạng nếu không may nuốt hóa chất vào người.

Theo bác sĩ Sáng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bỏng hoá chất ở trẻ em, trong đó có sự bất cẩn của người lớn khi chăm sóc trẻ.

“Bỏng hóa chất như trường hợp bé M.A. thường rất nguy hiểm. Rất may là bé uống nhầm lượng nhỏ (theo giọt) nên diện bỏng không lớn, điều trị đúng sẽ hạn chế tối đa được các di chứng sau này. Những trường hợp bỏng acid qua đường miệng nếu nặng có thể để lại những di chứng nặng nề do sẹo hẹp đường tiêu hóa, hô hấp trên, chưa kể các biến chứng do loét đường tiêu hóa, loét thủng mạch máu thực quản, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ”, bác sĩ Sáng cho hay.

Cách sơ cứu ban đầu khi phát hiện trẻ uống nhầm chất gây bỏng

Cũng theo bác sĩ, thời gian qua, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc do uống nhầm hóa chất đựng vào các chai nước lọc, nước ngọt hoặc cha mẹ nhỏ nhầm acid, cồn 90 độ vào mũi, miệng trẻ, trong đó không ít ca rơi vào tình trạng cấp cứu, nguy kịch tính mạng.

Bác sĩ Sáng khuyến cáo cha mẹ, ngay khi phát hiện trẻ uống nhầm chất gây bỏng, cần bình tĩnh, có thể sơ cứu ban đầu bằng cách rửa vùng xung quanh miệng của trẻ bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Nếu trẻ đủ lớn có thể cho trẻ xúc miệng bằng nước mát rồi nhổ đi giúp hòa loãng hóa chất. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời can thiệp, vẫn nên tiếp tục rửa nước hoặc xúc miệng bằng nước trong quá trình vận chuyển.

Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất và hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ, cha mẹ không nên để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài. Các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em.

Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như Lavie, trà C2…, nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Khi trông trẻ, người lớn cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên.

Đối với những trẻ đã nhận thức được, cha mẹ cần trang bị cho bé những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, phụ huynh, người chăm sóc trẻ cũng nên học kỹ thuật sơ cứu với một số tai nạn thương tích thường gặp để có thể sơ cứu ban đầu đúng cách trong trường hợp không may mắc phải, nhằm hạn chế tổn thương cho trẻ.

Sức khỏe

Hoàn tất ghép tạng cho 7 người từ tạng hiến của thanh niên 18 tuổi chết não
Tin tức

Hoàn tất ghép tạng cho 7 người từ tạng hiến của thanh niên 18 tuổi chết não

Đến ngày 28.11, 7 đơn vị tạng bao gồm 2 quả thận đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất, 1 quả tim và 1 phần gan ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức, 1 phần gan được ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, 2 giác mạc được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Bệnh viện Thẩm mỹ Sao Hàn: Khẳng định thương hiệu, vươn tầm cao mới
Sức khỏe

Bệnh viện Thẩm mỹ Sao Hàn: Khẳng định thương hiệu, vươn tầm cao mới

Bệnh viện Thẩm mỹ Sao Hàn (số 781/C9 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ đầu tư trang thiết bị hiện đại mà còn chú trọng xây dựng quy trình đạt chuẩn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu làm đẹp của đông đảo khách hàng trong và ngoài nước, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường thẩm mỹ.

Hút thuốc lá gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Sức khỏe

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

Do điều kiện sản xuất và sinh sống ở vùng núi nên thuốc lá được sử dụng khá phổ biến và được xem như một thói quen đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản - người có uy tín trong cộng đồng là rất cần thiết nhằm nêu gương và tuyên truyền tới người dân việc phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày một hiệu quả hơn.

Hơn 100.000 người tử vong mỗi năm tại Việt Nam do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đảm bảo người dân được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc

Theo ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, để phòng chống tác hại của thuốc lá một cách hiệu quả, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, hành động của toàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành xác định cụ thể các mục tiêu, giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch; bảo đảm người dân được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá.

Nhiều trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá nung nóng.
Sức khỏe

Xây dựng trường học không khói thuốc

Thực hiện trường học không khói thuốc không chỉ là biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc mà còn giúp cho các em học sinh, thầy cô giáo bảo đảm quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc.

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
Sức khỏe

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề “Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam”. Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.