Nữ bệnh nhân nhập viện tắc ruột sau khi ăn trái hồng ngâm

Nữ bệnh nhân nhập viện tắc ruột sau khi ăn trái hồng ngâm

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình đã tiếp nhận và tiến hành phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp nữ bệnh nhân tắc ruột sau khi ăn hồng ngâm.

Trường hợp bệnh nhân T.V.C (Ninh Bình) nhập viện trong tình trạng đau bụng, bí trung đại tiện. Trước đó khoảng 3 ngày, người bệnh có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng âm ỉ thượng vị, rồi đau bụng từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện.

Qua thăm khám thực tế, kết hợp cùng các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng-chẩn đoán hình ảnh, thống nhất ý kiến chuyên môn, chẩn đoán người bệnh tắc ruột do bã thức ăn/ bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày. Sau đó, chỉ định phẫu thuật mở bụng làm tan bã thức ăn ruột non, đẩy bã thức ăn xuống đại tràng kết hợp mở dạ dày.

Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhân được chuyển về khoa Ngoại Tổng hợp tiếp tục điều trị, theo dõi. Sau phẫu thuật 6 ngày, người bệnh hồi phục ổn định với vết mổ liền khô, ít đau, đã có thể ăn uống và đi lại nhẹ nhàng.

34.jpg
Khối bã thức ăn lớn trong dạ dày của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình cho biết, tắc ruột do bã thức ăn là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp và đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để làm tan khối bã thức ăn hoặc lấy ra ngoài. Hiện tượng này, xảy ra khi bệnh nhân bị một khối bã thức ăn (nguồn gốc thực vật, động vật, khối lông tóc hoặc khối hỗn hợp nhiều loại) hình thành ở dạ dày rồi di chuyển xuống làm tắc tại ruột non.

Đa phần, do người bệnh ăn phải những loại thực phẩm có nhiều chất tanin bao gồm hồng ngâm, ổi, sung, hạt hoa quả và các loại thực phẩm khó tiêu hóa, có nhiều chất bã xơ, sợi dai như măng, mít, kẹo cao su. Trong đó, tanin và chất xơ khi gặp môi trường axit trong dạ dày sẽ gây phản ứng kết tủa, vón lại thành khối bã rắn chắc.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu tắc ruột do bã thức ăn như sau:

- Đau bụng: Thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Đau xuất hiện đột ngột dữ dội, cường độ ngày càng tăng dần, từng cơn, vị trí thường quanh rốn.

- Chướng bụng: Do thức ăn bị ứ đọng phía trên vị trí tắc, do hơi sinh ra từ thức ăn ứ đọng và nuốt vào nhưng không lưu thông được.

- Buồn nôn, nôn: Nếu tắc cao bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn rất nhiều, tắc thấp có thể bệnh nhân chỉ cảm thấy buồn nôn. Chất nôn lúc đầu là thức ăn, sau đến dịch mật và dịch tiêu hoá.

- Bí trung đại tiện. Bệnh nhân không đánh hơi và đại tiện được thể hiện sự ngừng lưu thông trong lòng ruột. Đây là dấu hiện quan trọng để chẩn đoán tắc ruột.

Để phòng ngừa tắc ruột do bã thức ăn, bác sĩ khuyến cáo người dân cần:

- Không nên ăn quá nhiều trái cây có vị chát chứa nhiều tanin, không ăn chúng lúc đói hoặc ăn chung với thức ăn có nhiều chất đạm.

- Nên tránh việc nuốt trực tiếp các thức ăn cứng, dai vì chúng có thể tạo thành nhân cho các thực phẩm khác kết dính vào.

- Khi chế biến thức ăn cần nấu chín, ninh nhừ và cần nhai kỹ trước khi ăn.

- Với những người có nguy cơ cao như người già, mất răng, phẫu thuật cắt dạ dày, trẻ em… cần rất lưu ý chọn thực phẩm mềm dễ tiêu.

- Xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để giúp cho ruột được kích thích và dễ dàng co bóp cũng như lưu thông tốt hơn, nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước/ngày.

Với các trường hợp bệnh nhân tắc ruột do bã thức ăn đều cần phẫu thuật cấp cứu, nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ, vỡ ruột, nhiễm trùng ổ bụng, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong. Vì vậy, khi có các triệu chứng đau, chướng bụng bất thường thì tuyệt đối không nên chủ quan, tự ý mua thuốc uống, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác, có hướng can thiệp kịp thời.

Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.