Hà Nam: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân cai nghiện thuốc lá

Sau 1-2 năm bỏ thuốc lá, nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm từ 20-50%. Ảnh: ITN
Sau 1-2 năm bỏ thuốc lá, nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm từ 20-50%. Ảnh: ITN

Các hoạt động về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã và đang được tỉnh Hà Nam triển khai tích cực, trong đó có hoạt động vận động, hỗ trợ người dân cai nghiện thuốc lá.

Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn

Theo bác sỹ Nguyễn Trung Kiên, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm - Dinh dưỡng (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nam), một trong những giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện vận động, hỗ trợ người dân cai nghiện thuốc lá chính là tăng cường các hoạt động tuyên truyền. Hằng năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đều tổ chức các đợt truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá trong cộng đồng, trường học, doanh nghiệp; vận động người nghiện thuốc lá cai nghiện.

Các nội dung truyền thông tập trung đưa những tác hại của việc nghiện thuốc lá, hậu quả của khói thuốc đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nam còn tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về tư vấn cai nghiện thuốc lá cho cán bộ y tế thôn, cộng tác viên để đội ngũ này tích cực tuyên truyền, vận động người nghiện thuốc lá ở khu dân cư cai thuốc. Từ những buổi truyền thông đã có không ít người nhận rõ tác hại của thuốc lá và cai thuốc.

cai-thuoc-la-can-co-quyet-tam-cao.jpg
Sau 1-2 năm bỏ thuốc lá, nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm từ 20-50%. Ảnh: ITN

Hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá cũng được lồng ghép vào hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đối với các bệnh nhân bị bệnh vào viện có nghiện thuốc lá, điều đầu tiên các bác sỹ khuyến cáo là nên bỏ thuốc lá, bởi thuốc lá tác động rất xấu đến sức khỏe. Có những bệnh nhân nghiện thuốc lá đã lâu bị các bệnh nghi do nghiện thuốc, khi vào viện được bác sỹ tư vấn đã cai thuốc, sức khỏe chuyển biến rất tốt.

Để cai thuốc lá thành công, các cán bộ truyền thông, bác sỹ trong các cơ sở điều trị khi tư vấn cho bệnh nhân đều nhấn mạnh người nghiện thuốc lá cần có kế hoạch cụ thể và phải quyết tâm. Theo tư vấn, người nghiện thuốc lá muốn cai nghiện trước hết cần lên kế hoạch cai thuốc lá và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn các biện pháp cai thuốc, hoặc gọi điện đến tổng đài miễn phí 1800 6606 của Trung tâm Tư vấn cai nghiện thuốc lá đặt tại Bệnh viện Bạch Mai để được tư vấn hướng dẫn cụ thể hơn. Khi đó, người dân sẽ được cán bộ y tế tư vấn về các bước cai nghiện thuốc; đồng thời được hỗ trợ, theo dõi trong quá trình cai nghiện.

Giảm được nguy cơ các bệnh do thuốc lá gây ra

Về phía ngành y tế tỉnh Hà Nam, thời gian qua ngành đã tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, vận động, hỗ trợ các biện pháp cai thuốc.

Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, bỏ thuốc lá sẽ giảm được các nguy cơ mắc các bệnh do thuốc lá gây ra. Cụ thể, nguy cơ mắc các bệnh do sử dụng thuốc gây ra giảm đáng kể, bắt đầu từ khi ngừng không sử dụng thuốc lá. Đối với hầu hết những người bỏ thuốc sau 5 năm nguy cơ bị các bệnh gần như giảm bằng so với những người không sử dụng thuốc.

Những thay đổi của cơ thể khi bỏ thuốc: sau 20 phút huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường. Sau 8 giờ, lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường; nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm; nhiệt độ ngoài da bắt đầu tăng. Sau 24 giờ, lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải; phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm. Sau 48 giờ, cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu được cải thiện. Sau 1 tuần, giấc ngủ trở lại bình thường. Sau 2 tuần đến 3 tháng, sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện. Khi cai thuốc được từ 1-9 tháng, các triệu chứng như: ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm; nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường; giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Sau 1-2 năm bỏ thuốc lá, nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm từ 20-50%; giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành. Sau 5 năm cai thuốc, nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc và sau 10 năm không hút thuốc lá, nguy cơ tử vong do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng sẽ giảm nhiều so với người hút.

Tư vấn

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?
Sức khỏe

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây nên những ưu phiền trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, đi bộ có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống và tăng giới hạn chuyển động cho người bệnh nếu tập luyện một cách đúng đắn.

Triệu chứng và cách phòng ngừa mày đay mùa lạnh
Tư vấn

Triệu chứng và cách phòng ngừa mày đay mùa lạnh

Mày đay là bệnh dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính vào thời điểm thời tiết lạnh và chuyển mùa. Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.