Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

Do điều kiện sản xuất và sinh sống ở vùng núi nên thuốc lá được sử dụng khá phổ biến và được xem như một thói quen đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản - người có uy tín trong cộng đồng là rất cần thiết nhằm nêu gương và tuyên truyền tới người dân việc phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày một hiệu quả hơn.

Từ “nghiện thuốc lá nặng” đến từ bỏ hẳn khói thuốc

Chia sẻ thông tin về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) nhắc ngay tới già làng Kror Preo, người có uy tín tại cộng đồng dân cư. Già là một tấm gương sáng ở thôn Drok không chỉ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư mà còn là một người từ “nghiện thuốc lá” đến từ bỏ hẳn khói thuốc và tuyên truyền, vận động con cháu trong nhà, trong thôn tránh xa thuốc lá.

Hút thuốc lá gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Nguồn: ITN
Hút thuốc lá gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Nguồn: ITN

Già Kros Preo (sinh năm 1948) cho biết, vào những năm 1957 - 1958, lúc đó già 9 - 10 tuổi, thấy các cụ già cuốn lá thuốc vào lá chuối để hút và nhả ra khói nên già đã cùng với bạn bè trong làng rủ nhau lên nương, rẫy đi tìm loại lá đó để cuộn vào hút thử. Cứ thế, già nghiện thuốc lá lúc nào không hay. “Già hút thuốc đến năm 1984 thì bỏ hẳn. Giai đoạn đỉnh điểm, có ngày già hút 2 gói, nếu tiếp khách có ngày lên đến 3 gói. Nhiều lúc, tiền mua gạo không có nhưng tiền mua thuốc phải kiếm cho bằng được. Cùng với đó, khói thuốc lá rất độc khiến cho già suốt ngày đau ốm nên phải đi khám sức khỏe liên tục. Cuộc sống gia đình vì thế trở nên khó khăn”.

Theo già Kros Preo, kể từ khi bỏ thuốc, sức khỏe tốt hơn hẳn, đau ốm vặt cũng vì thế ít đi. Dù đã 86 tuổi, nhưng già vẫn tham gia lao động, làm việc bình thường. Gia đình già cũng đã xây dựng được ngôi nhà khang trang để ăn ở và sinh hoạt. Khi được hỏi điều gì để một người “nghiện thuốc lá nặng” như già từ bỏ khói thuốc, già Kros Preo cho biết, để bỏ được thuốc lá không phải dễ, nhưng cũng không phải là quá khó. Chỉ cần mình có quyết tâm, có ý chí và nghị lực cùng với sự quan tâm, động viên của gia đình thì mọi chuyện sẽ làm được.

“Khi đã quyết tâm bỏ, già lấy một tấm bảng, ghi dòng chữ “Tôi không hút thuốc” rồi treo ở đầu giường, phòng ăn, những nơi mà mình dễ nhìn thấy. Lúc mới bỏ, cũng thèm lắm, nhưng già tự hứa với chính mình, “nếu tôi không đoạn tuyệt được với thuốc lá, tôi là người hèn kém”. Vì vậy, những lúc đó, già ra tiệm tạp hóa, mua ít kẹo bạc hà về ngậm. Ngoài ra, gia đình luôn ủng hộ về tâm lý, động viên già “hãy cố lên, sẽ chiến thắng được thuốc”, già Ksor Preo nhớ lại thời điểm bắt đầu cai thuốc.

Già cho biết thêm, bỏ thuốc ở nhà đã khó, bỏ ở ngoài xã hội càng khó hơn. Bởi thời bấy giờ mọi người trong thôn từ cụ ông đến cụ bà thường hay mời nhau điếu thuốc, ly trà. Vậy nên, một mặt trong lòng già phải hạ quyết tâm nói không với thuốc lá, mặt khác già mỉm cười chào mọi người rồi tìm một góc nào đó để ngồi hoặc đi ra chỗ khác. Và cũng chính vì cái quyết tâm, nghị lực ấy mà già Ksor Preo đã cai thuốc lá thành công. Suốt 40 năm nay, già không hề hút lại lần nào, dù chỉ là một vài hơi thuốc.

Thực hiện phương châm “mưa dầm thấm lâu”

Già Ksor Preo chia sẻ, “ngày xưa, có những thời điểm đám thanh niên xem việc hút thuốc lá là “thời thượng”, là cách thể hiện, chứng minh “bản lĩnh” và độ ăn chơi của mình. Thế nhưng những năm gần đây, nhờ chính quyền và các cơ quan đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động, cộng với chuyện lớp trẻ được học hành, trình độ hiểu biết được nâng cao nên số thanh thiếu niên tìm đến thuốc lá rất ít.

Tại thôn Tả Trang (xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) - nơi có gần 80 hộ dân sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Đặng Văn Bình (trưởng thôn Tả Quang) cho hay, trước đây thuốc lá trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Tuy vậy, khoảng vài năm trở lại đây, các cấp chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá, nên tỷ lệ người từ bỏ chất gây nghiện này đã dần tăng lên.

Với vai trò là trưởng thôn, ông Đặng Văn Bình đã cùng những cán bộ khác thực hiện phương châm “mưa dầm thấm lâu”, kiên trì gõ cửa từng nhà dân để tuyên truyền về những tác hại của thuốc lá, giúp họ nâng cao nhận thức để phòng, chống. Hiện tại, đám hiếu, hỉ của các gia đình trong thôn đều không sử dụng thuốc lá. Đó thực sự là một bước tiến lớn trong nhận thức của người dân nơi đây về tác hại do thuốc lá gây ra.

Hay xã Yên Dương (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), nơi có trên 50% người dân đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống cũng được đánh giá là địa phương làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá những năm qua. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Yên Dương Lê Tất Thành, những người đứng đầu, già làng tại địa phương với vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy tốt vai trò, vị thế của mình trong công tác tuyên truyền phòng nói chung. Bằng tiếng nói và hành động, những người có uy tín đã có những cách vận động, tuyên truyền phù hợp để người dân trong thôn, bản hưởng ứng tích cực việc từ bỏ thuốc lá.

Trong vài năm trở lại đây, UBND xã Yên Dương đã tuyên truyền, vận động các thôn trên địa bàn đưa việc phòng, chống tác hại của thuốc lá vào hương ước, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình thực hiện. Nhờ vậy, số người hút thuốc lá trong cộng đồng của xã hiện nay đã giảm đáng kể (chỉ chiếm 7 tới 8% dân số).

Sức khỏe

Bệnh viện Thẩm mỹ Sao Hàn: Khẳng định thương hiệu, vươn tầm cao mới
Sức khỏe

Bệnh viện Thẩm mỹ Sao Hàn: Khẳng định thương hiệu, vươn tầm cao mới

Bệnh viện Thẩm mỹ Sao Hàn (số 781/C9 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ đầu tư trang thiết bị hiện đại mà còn chú trọng xây dựng quy trình đạt chuẩn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu làm đẹp của đông đảo khách hàng trong và ngoài nước, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường thẩm mỹ.

Hơn 100.000 người tử vong mỗi năm tại Việt Nam do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đảm bảo người dân được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc

Theo ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, để phòng chống tác hại của thuốc lá một cách hiệu quả, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, hành động của toàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành xác định cụ thể các mục tiêu, giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch; bảo đảm người dân được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá.

Nhiều trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá nung nóng.
Sức khỏe

Xây dựng trường học không khói thuốc

Thực hiện trường học không khói thuốc không chỉ là biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc mà còn giúp cho các em học sinh, thầy cô giáo bảo đảm quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc.