Bộ Y tế yêu cầu không để lây lan dịch cúm A/H1pdm tại Bình Định

Ngày 27.11, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định về việc tăng cường phòng chống bệnh cúm, sau khi tỉnh này vừa ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế Bình Định khẩn trương chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện tốt việc báo cáo tổng thể tình hình bệnh cúm trên địa bàn tỉnh và các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai trong năm 2023-2024, phân tích tỷ lệ các trường hợp nặng, tử vong do bệnh cúm.

Báo cáo công tác giám sát cúm, đặc biệt làm rõ kết quả giám sát viêm phổi nặng do virus để cho thấy thực trạng tình hình nhiễm và tử vong do bệnh cúm tại tỉnh Bình Định, báo cáo những vấn đề bất thường về bệnh cúm tại tỉnh (nếu có) gửi Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 29.11.2024.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Đẩy mạnh giám sát các trường hợp viêm phổi nặng và các chùm trường hợp bệnh cúm tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để triển khai các biện pháp chống dịch phù hợp, kịp thời.

Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu Sở Y tế Bình Định khẩn trương chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, đặc biệt chú ý đối với các trường hợp mắc cúm trong nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, lao phổi, tiểu đường, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS, ...), người già và trẻ em.

Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo, không để lây lan và bùng phát ổ dịch cúm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Bình Định cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh cúm, hướng dẫn cộng đồng chủ động thực hiện tốt việc phòng bệnh, nhấn mạnh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi, không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng virus mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyên truyền, vận động người dân chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cúm đối các chủng cúm đã có vaccine.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, phòng chống bệnh cúm, các biện pháp xử lý ổ dịch, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, chăm sóc người bệnh và các biện pháp kiểm soát lây nhiễm.

Thực hiện rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... phục vụ cho các hoạt động phòng, chống dịch. Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh, tập trung vào khu vực có ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh cúm, các địa phương có ổ dịch.

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Sở Y tế Bình Định thực hiện nghiêm việc báo cáo kịp thời, đầy đủ các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch cúm trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1N1 (còn gọi là chủng cúm lợn) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng. Ngoài chủng virus cúm A/H1N1, các chủng virus cúm chủ yếu khác gây bệnh cúm mùa bao gồm A/H3N2, cúm B và cúm C.

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cúm A(H1N1)pdm là chủng cúm mùa thông thường. Virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic (pdm).

Để phòng chống cúm A(H1N1), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc

Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vaccine để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.​

Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.

Sức khỏe

Trời rét đậm ở nhiều nơi, có nơi dưới 10 độ C
Sức khỏe

Trời rét đậm ở nhiều nơi, có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ qua không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, huyện đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 6, Phú Quý có gió giật cấp 7.

Đẩy mạnh công nghệ, hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng chăm sóc khoẻ người dân
Sức khỏe

Đẩy mạnh công nghệ, hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng chăm sóc khoẻ người dân

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày cao và mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế tăng nhanh. Đứng trước những bước tiến lớn của đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện tại, việc xây dựng hệ sinh thái, tìm kiếm, ra mắt những sản phẩm ưu việt và ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu.

Nhà khoa học VinFuture hé lộ giải pháp điều trị đột phá cho bệnh nhân huyết áp
Sức khỏe

Nhà khoa học VinFuture hé lộ giải pháp điều trị đột phá cho bệnh nhân huyết áp

Thuốc điều trị “nhiều bệnh trong một” là một trong những phương pháp đột phá đang được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của việc kiểm soát huyết áp, nguyên nhân chính gây ra đột quỵ - căn bệnh khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Thông tin này được chia sẻ tại toạ đàm “Những đổi mới trong chăm sóc sức khoẻ tim mạch và điều trị đột quỵ” do Quỹ VinFuture tổ chức chiều 5.12 tại Hà Nội.

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?
Sức khỏe

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây nên những ưu phiền trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, đi bộ có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống và tăng giới hạn chuyển động cho người bệnh nếu tập luyện một cách đúng đắn.

Lời khuyên giúp chống lão hóa da sớm
Sống khỏe

Lời khuyên giúp chống lão hóa da sớm

Làn da là “tấm gương” phản ánh sức khỏe bên trong mỗi người. Con người dần già đi theo thời gian, quá trình này phụ thuộc nhiều vào lối sống, thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng khiến làn da bị lão hóa sớm.

Thuốc lá thế hệ mới xuất hiện nhiều trên thị trường. Ảnh: ITN
Tin tức

Quảng Trị: Triển khai sâu rộng các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Thời gian qua, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đã triển khai sâu rộng nhiều biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Từ đó, xây dựng trường học không khói thuốc, nâng cao nhận thức, bổ sung kỹ năng, kiến thức cho các em học sinh tránh xa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.