Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai:

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không chỉ bảo đảm an sinh xã hội mà còn mang tính nhân văn, sẻ chia sâu sắc. Để bảo đảm việc sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả, tránh lãng phí, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã tăng cường công tác giám định tập trung, chủ động kiểm soát việc sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT chặt chẽ, đúng quy định, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tăng lên

Hệ thống BHYT quốc gia là hệ thống an sinh xã hội nhằm đạt được sự đoàn kết xã hội bằng cách chia sẻ rủi ro và cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết. Trong hệ thống này, người dân đóng góp phí bảo hiểm hoặc được nhà nước đóng/hỗ trợ mức đóng. Cơ quan BHXH thu và quản lý các khoản đóng góp đó để cung cấp cho người dân các quyền lợi BHYT khi họ cần. BHYT giúp người dân tránh được việc phải chi trả các chi phí y tế đắt đỏ liên quan đến bệnh tật và thương tích.

Người dân đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Nguồn: baodongnai
Người dân đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Nguồn: baodongnai

Thời gian qua, Đồng Nai đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện dịch vụ y tế với kết quả tích cực. Nếu năm 2009, tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn Đồng Nai mới đạt 52,8% dân số thì đến cuối năm 2023 đã tăng lên 93%. Mục tiêu đến cuối năm 2024 sẽ đạt 94% và đến năm 2030 đạt 97%.

Quyền lợi của người tham gia BHYT cũng được tăng lên đáng kể. Năm 2009, Đồng Nai có trên 2,8 triệu lượt người tham gia khám, chữa bệnh BHYT với số tiền được chi trả hơn 362 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023, số lượt khám, chữa bệnh BHYT trong tỉnh đã tăng lên hơn 7,4 triệu lượt với số tiền hơn 3,2 nghìn tỷ đồng. Tổng giai đoạn 2009 - 2024, quỹ BHYT đã bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh cho khoảng 70 triệu lượt người trên địa bàn tỉnh với số tiền hơn 26 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Đồng Nai là một trong số ít các tỉnh, thành phố trong cả nước không bị bội chi quỹ BHYT. Quỹ BHYT luôn bảo đảm cân đối và có kết dư. Từ nguồn quỹ BHYT kết dư, tỉnh đã trích một phần theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để đầu tư cho các cơ sở y tế mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh BHYT ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, tại kỳ họp thứ 8 của HĐND tỉnh Khóa X (tháng 7.2022), HĐND tỉnh đã thông qua 3 nghị quyết sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ BHYT, BHXH cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, đã có hơn 130 nghìn người trên địa bàn tỉnh (người dân tộc thiểu số, người mắc bệnh hiểm nghèo, người từ 70 - 79 tuổi, học sinh, sinh viên khuyết tật, người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống theo quy định chuẩn hộ có mức sống trung bình của tỉnh…) đã được thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.

Phấn đấu bao phủ BHYT 100%

Để bảo đảm việc sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả, tránh lãng phí, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai Phạm Minh Thành cho biết, BHXH tỉnh tăng cường công tác giám định tập trung bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, chủ động kiểm soát việc sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT chặt chẽ, đúng quy định, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với Sở Y tế phân bổ thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu phù hợp với năng lực phục vụ của các cơ sở y tế; đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh có các giải pháp bảo đảm đủ thuốc, vật tư y tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã chủ trì, phối hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giao dự toán chi khám, chữa bệnh BHYT cho từng cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện BHYT; tổ chức các hội nghị đối thoại chính sách BHYT với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT, phát hiện, xử lý kịp thời các cá nhân, tập thể sai phạm.

Giám đốc BHXH tỉnh cũng cho hay, dù có rất nhiều nỗ lực nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn khoảng 350 nghìn người dân chưa tham gia BHYT, trong đó có những người yếu thế, khó khăn nhưng không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng BHYT. Để sớm đạt mục tiêu bao phủ BHYT 100%, cùng với các giải pháp được triển khai đồng bộ, tích cực của ngành BHXH; với tinh thần tương thân, tương ái, chung tay vì sức khỏe cộng đồng, BHXH tỉnh cũng kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân, tổ chức xã hội tích cực tham gia hỗ trợ, mua và tặng thẻ BHYT cho những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có chỗ dựa khi ốm đau, bệnh tật.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).