Sẽ trưng bày 250 - 300 tác phẩm tại triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc

Sáng 25.5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc. Cuộc thi năm nay sẽ lựa chọn 250 - 300 tác phẩm tham gia triển lãm tại Bảo tàng Hà Nội.

Sẽ trưng bày 250 - 300 tác phẩm tại triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc -1
Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Mã Thế Anh phát biểu tại lễ phát động sáng 25.5

Từ năm 2023, cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc được định kỳ tổ chức 5 năm/lần, nhằm tôn vinh, ghi nhận những thành tựu sáng tạo của các nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ sĩ Việt Nam.

Tại lễ phát động, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Mã Thế Anh cho biết, các tác phẩm tham gia cuộc thi và triển lãm được giới hạn sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay, với đề tài sáng tác tự do; khuyến khích các tác phẩm có tính nhân văn, hướng thiện, phản ánh tích cực đời sống xã hội.

"Sau vòng 1 gửi ảnh màu chụp tác phẩm có kết quả, Ban tổ chức sẽ tuyển chọn vòng 2 với việc tập kết các tác phẩm theo khu vực (miền Nam, miền Trung và Hà Nội), vận chuyển về nơi trưng bày triển lãm. Sau đó, Hội đồng nghệ thuật xem trực tiếp tác phẩm để chấm giải thưởng. Dự kiến trưng bày 250 - 300 tác phẩm".

Theo ông Mã Thế Anh, đây là con số thường thấy từ các triển lãm trước đây. "Nếu có điều kiện tốt hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều hơn các tác phẩm. Bởi, với đội ngũ nhà điêu khắc trên toàn quốc, trung bình mỗi nghệ sĩ sáng tác 2 - 3 tác phẩm mỗi năm thì số lượng này là rất hạn chế".

Về quy định loại hình và quy cách tác phẩm, với tượng tròn, khối biểu tượng có kích thước chiều nhỏ nhất là 30cm, chiều lớn nhất là 150cm, trọng lượng không quá 100kg.

Tác phẩm phù điêu có kích thước chiều lớn nhất là 150cm, chiều nhỏ nhất là 60cm; tác phẩm có khung, giá để sẵn sàng trưng bày, trọng lượng không quá 50kg.

Sẽ trưng bày 250 - 300 tác phẩm tại triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc -0
Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường đóng góp ý kiến tại lễ phát động

Với tác phẩm sắp đặt điêu khắc, tác phẩm điêu khắc động, tác phẩm điêu khắc ánh sáng: Mỗi tác phẩm được trình bày trong không gian có kích thước rộng 200cm, dài 200cm, cao 200cm.

Các tác giả dự thi được tự do sử dụng các chất liệu sáng tạo. Tuy nhiên, Ban tổ chức lưu ý, đối với tác phẩm dễ vỡ, dễ hư hỏng hoặc biến dạng, tác giả phải chịu trách nhiệm về độ an toàn của tác phẩm. Không chấp nhận các tác phẩm gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường...

Trả lời ý kiến của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường về việc chỉ nên để mỗi tác giả trưng bày không quá 2 tác phẩm, do tại nhiều triển lãm số tác phẩm đều vượt thêm so với dự kiến ban đầu, Ban tổ chức cho biết, khi chấm chọn, các tác phẩm đã được mã hóa thông tin nên không thể xác định chính xác mỗi tác giả bao nhiêu tác phẩm. Với cách làm này, chất lượng các tác phẩm sẽ được chú trọng và đề cao.

Cũng theo Ban tổ chức, so với cuộc thi và triển lãm điêu khắc trước đây, quy cách tổ chức và tính chất cuộc thi lần này không quá nhiều thay đổi, song từ ý kiến của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ tiếp thu, giải trình và công bố đầy đủ thông tin tại thông báo tiếp theo. 

Triển lãm sẽ diễn ra vào tháng 9.2023. Ban tổ chức cho biết sẽ phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Hà Nội. Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định, trên cơ sở văn bản ghi nhớ về nội dung kịch bản và thể lệ cuộc thi, kế hoạch trưng bày triển lãm đã ký với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Sở cam kết sẽ hỗ trợ các điều kiện để cuộc thi được diễn ra tốt đẹp, không gian trưng bày các tác phẩm an toàn, bảo đảm, đúng như tiêu chí từ Ban tổ chức. 

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.