Phiên thảo luận của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15

Quyết sách sâu sắc từ lắng nghe, thấu hiểu, hành động kịp thời

Trong hai năm thực thi, Nghị quyết 43/2022/QH15 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, minh chứng cho một Quốc hội đã lắng nghe, thấu hiểu lòng dân và hành động kịp thời - một quyết sách vô cùng sâu sắc. Không chỉ đạt được “mục tiêu kép” mà cao hơn cả là đã góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng cụ thể hóa vào cuộc sống của Nhân dân, thắt chặt sợi dây bền chặt giữa Đảng với dân, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Đó là những nhận định của cử tri khi theo dõi Phiên thảo luận toàn thể ngày 25.5 tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".

Hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử

Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường đã gây ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến đời sống người dân và tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Bám sát, giữ vững lập trường, quan điểm lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ra đời đã thể hiện linh hoạt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chân lý về phương châm cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đúng như đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) thảo luận tại kỳ họp: Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã thể hiện rất rõ tinh thần "ứng vạn biến" của Quốc hội.

Trong hai năm thực thi, Nghị quyết 43/2022/QH15 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình đúng như báo cáo kết quả giám sát mà Báo cáo tại Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Phó trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Quang Mạnh đã khẳng định: Đến hết năm 2023, sau 2 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 43 đã góp phần giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng và thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, của Chính phủ trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây cũng là kết quả nổi bật nhiều đại biểu Quốc hội đã phân tích, mổ xẻ, đề cập sinh động tại phiên họp.

Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV bắt đầu tuần làm việc thứ hai
Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV

Qua hai năm thực hiện, hầu hết chính sách, biện pháp được ban hành tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân, đáp ứng yêu cầu trước tình hình cấp bách, được Nhân dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng. “Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, tại kỳ họp bất thường trực tuyến đầu tiên của Quốc hội nhưng Nghị quyết 43 theo cử tri chúng tôi là bình thường trong tư duy “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ thị, vận dụng tài tình và đã giành thắng lợi trọn vẹn. Nghị quyết 43 thành công đúng như nguyên nhân nhiều đại biểu đề cập đó là Quốc hội đã lắng nghe, thấu hiểu lòng dân và hành động kịp thời. Đây là một quyết sách vô cùng sâu sắc.” - cử tri Nguyễn Tiến Dũng - thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh phân tích.

Bám sát “điểm nghẽn” để tiếp tục tháo gỡ hiệu quả

Sau kỳ họp, Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023" sẽ được ban hành. Đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến, tâm tư của nhiều cử tri theo dõi phiên họp cho thấy, Quốc hội cần tiếp tục kéo dài việc thực thi Nghị quyết 43 để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu còn dang dở, tránh lãng phí, phát huy hiệu quả nguồn vốn, nhất là các công trình, dự án đầu tư công đã đi hơn nửa chặng đường. Trên cơ sở những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân mà báo cáo, các ý kiến đã thảo luận làm rõ, Nghị quyết cần được bổ cứu hoàn thiện các kiến nghị.

“Tôi thấy các ý kiến của đại biểu tại phiên họp đã đáp ứng được mong mỏi của cử tri và Nhân dân, nhất là khi phân tích về các giải pháp khắc phục các vướng mắc trong thực thi. Để Nghị quyết 43 được triển khai đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, dự thảo nghị quyết về kết quả giám sát cần bám sát các nội dung hạn chế, nguyên nhân hạn chế để có các kiến nghị tương ứng. Tiếp đó, sau khi Nghị quyết được thông qua, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành tập trung thực thi, trong đó tôi rất đồng tình với kiến nghị của đại biểu là phải nghiên cứu xem xét hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho 27 địa phương, bộ ngành với 70 kiến nghị được tổng hợp tại phụ lục ban hành kèm theo báo cáo của đoàn giám sát. Để kết quả giám sát không còn tồn tại trên giấy thì các đại biểu Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và các Ủy ban của Quốc hội cần tiếp tục bám sát, theo dõi, giám sát việc thực thi, ngay từ khâu triển khai của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương - Cử tri Lê Văn Hân, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông nhấn mạnh.

Thực tiễn chỉ ra rằng, chỉ khi quyết sách hợp lòng dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ thì quyết sách ấy sẽ tồn tại, phát huy tác dụng trong thực tiễn. Nghị quyết số 43 của Quốc hội là một quyết sách như vậy. Không chỉ đạt được “mục tiêu kép” mà cao hơn cả là đã góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng cụ thể hóa vào cuộc sống của Nhân dân, thắt chặt sợi dây bền chặt giữa Đảng với dân, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Có lẽ sẽ còn có những “điểm nghẽn” trong quá trình thực thi Nghị quyết 43 nhưng đó là những “điểm nghẽn” được Quốc hội, cử tri chia sẻ, thấu hiểu và cùng bàn thảo để có các giải pháp tháo gỡ. Tin tưởng với sự đồng tình của cử tri, sự thống nhất của Quốc hội trong việc việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 43, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ thực thi thắng lợi các kiến nghị sau cuộc giám sát chuyên đề đã chỉ ra, không phụ lòng mong mỏi của cử tri và Nhân dân cả nước.

Diễn đàn Quốc hội

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
Diễn đàn Quốc hội

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí

Trong Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với 4 trường hợp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý trách nhiệm với trường hợp chậm thi hành pháp luật về hành chính

Trước những con số cho thấy bản án hành chính còn tồn đọng qua các năm có xu hướng tăng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ tại sao lại tăng ở mục thi hành xong nhưng cũng tăng ở số bản án tồn đọng? Đồng thời, cần tổng kiểm tra, rà soát toàn diện tình hình giải quyết các vụ việc, xét xử, thi hành án hành chính, từ đó có các giải pháp quyết liệt, tích cực tập trung giải quyết các vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội, Nhân dân bức xúc kiến nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.