Những ánh sao khuê

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

17-07-2021-luat-su-trinh-dinh-thao-mot-nha-tri-thuc-yeu-nuoc-tieu-bieu-b5272e8c.jpg
Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Những năm học và hành nghề luật sư ở Pháp, ông sớm đến với phong trào yêu nước qua tiếp xúc với văn thơ, các bài báo yêu nước của Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - lúc bấy giờ cũng đang hoạt động tại Pháp và đã từng tham gia phong trào yêu nước của sinh viên Việt Nam tại Pháp. Sau đám tang của cụ Phan Chu Trinh, được sự bảo trợ của các nghị sĩ Pháp trong vùng, ông đã tập hợp hơn 300 sinh viên Việt Nam ở thành phố AIX họp trong 3 ngày để phản đối chính sách bóc lột và đàn áp dã man của thực dân Pháp ở Việt Nam và đòi Pháp trả lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Ông cũng đã bào chữa thành công cho một số Việt kiều trước tòa án Pháp.

Cuối năm 1929, ông về nước. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, với bằng tiến sĩ luật khoa của Pháp mà trở về Hà Nội thì chắc chắn con đường công danh sẽ khá thuận lợi, nhưng ông đã từ chối tất cả và quyết định đi theo con đường mà mình đã chọn. Ông một mình lặn lội vào Sài Gòn và làm nghề “thầy cãi” để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của dân mình. Hơn nữa, nghề đó giúp ông “bảo đảm được sự độc lập trong suy nghĩ và tự do trong ứng xử” như ông đã bộc bạch trong Hồi ký “Suy nghĩ và hành động”.

Làm luật sư tại Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, ông đã tận tình giúp đỡ và bảo vệ những người yêu nước bị thực dân Pháp bắt và đưa ra xét xử, trong đó có bà Ngô Thị Phúc, tức bà Mười Hoa - một nhà hoạt động cách mạng và sau trở thành người bạn đời của ông. Lúc bị bắt, bà được phân công làm công tác tài chính cho Đảng, là chủ nhân của Xưởng trà Liên Hoa nổi tiếng ở Sài Gòn. Bà cũng chính là người móc nối để luật sư đến với cách mạng.

Nhiều người nhớ ơn ông vì ông là con người trung thực, liêm khiết, yêu thương người bị nạn, đặc biệt là người nghèo khó. Người ta khâm phục ông vì ông dám nói lên lẽ phải, bênh vực cho lẽ phải, điều mà nhiều trí thức thời đó muốn nhưng không dám làm hoặc không làm được.

Ông tích cực tham gia phong trào Đông dương Đại hội 1936 - 1939 và Mặt trận Dân chủ Đông dương.

Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Vua Bảo Đại điện mời ông ra Huế nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ Trần Trọng Kim. Như ông tâm sự: “Tôi đã suy nghĩ luôn hai ngày, tham khảo ý kiến vài ba anh em thân, mới điện ra trả lời “chấp thuận”. Dạo ấy, Hồng quân đã vượt qua biên giới Tây Ba Lan. Ở Thái Bình Dương, quân đội Nhật Hoàng bị đánh xiểng liểng. Tôi lẽ nào không biết điều ấy. Nhưng tôi nghĩ, may ra nhân dịp nhậm chức này, mình có thể trả tự do cho anh chị em làm chính trị bị tù”.

Và trong thực tế, với quyền hạn có được, ông đã can thiệp với các bộ phận hữu quan thả nhiều nhà chính trị yêu nước.

Năm 1949, ông từ chối lời mời làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn, kiên quyết không hợp tác với Pháp và cùng người bạn Aleine Savery - đảng viên Đảng Xã hội Pháp bí mật ra vùng tự do thăm Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, gặp gỡ các nhà lãnh đạo như: Trung tướng Nguyễn Bình, Luật sư Phạm Văn Bạch, nhà văn hóa Phạm Ngọc Thuần, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát; các Luật sư Bùi Thị Cẩm, Nguyễn Thành Vĩnh... và được đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Trung ương Cục miền Nam tiếp. Trong buổi gặp gỡ đó, luật sư ngỏ ý muốn ở lại chiến khu để trực tiếp tham gia chiến đấu; đồng chí Lê Duẩn đã khuyên luật sư nên trở về thành phố, tiếp tục ở lại Sài Gòn hoạt động vì như thế sẽ có lợi cho cách mạng hơn.

Trở về thành phố, ông bị Pháp và chính quyền ngụy theo dõi, vừa dụ dỗ, vừa đe dọa nhưng chúng không tìm được chứng cớ để bắt bớ, giam cầm ông. Sau Hiệp định Genève, một yêu cầu khách quan đặt ra cho cách mạng miền Nam là phải tập hợp và huy động quần chúng đông đảo, tiến công địch về chính trị để giữ gìn lực lượng, tạo điều kiện đưa cách mạng tiến lên. Thế nhưng, các tổ chức Đảng và đoàn thể yêu nước, cách mạng đều phải rút vào bí mật. Mặt trận Liên Việt tuy vẫn còn một số hoạt động, song về cơ bản đã kết thúc nhiệm vụ. Trên toàn miền Nam lúc này không còn một tổ chức nào công khai đứng ra tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh. Trước tình hình đó, Đảng chủ trương: “Ở miền Nam, dần dần phải hình thành một mặt trận rộng rãi tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình...”.

Hưởng ứng chủ trương trên, giữa lúc Mỹ - Diệm thực hiện phát xít hóa, lê máy chém đi khắp miền Nam, tàn sát đẫm máu đồng bào ta, việc Luật sư Trịnh Đình Thảo đứng ra tuyên truyền, vận động thành lập phong trào bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh là một hành động dũng cảm và có sức cổ vũ lớn lao đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là trí thức.

Vì việc làm này, ông bị chính quyền Diệm bắt giam. Ra tù, ông lại tiếp tục đấu tranh chống Mỹ và chế độ Sài Gòn và lại bị bắt trở lại. Ra, vào tù tất cả 5 lần, song không làm ông suy giảm nhuệ khí đấu tranh và phai nhạt lòng yêu nước. Ông vẫn dũng cảm nói lên tiếng nói của công lý giữa lúc mọi thứ bị chà đạp. Được thả lần cuối cùng, ông về sống tại Trại Xoài - một khu vườn ở Thông Tây Hội, Gò Vấp với diện tích trên 5 ha. Ở đây có chuyện “chơi ngông” của Luật sư Trịnh Đình Thảo khi ông dám đặt tên “Hồ Chí Minh” cho một con đường trong trang trại giữa Sài Gòn những năm Mỹ - Ngụy tiến hành chiến dịch tố cộng ác liệt nhất - một sự kiện gây chấn động dư luận Sài Gòn thời đó.

Trong phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chống Mỹ - Ngụy, Trại Xoài trở thành trụ sở của Ủy ban cứu nguy của Phật tử. Vì chuyện này, luật sư lại bị Mỹ - Diệm bắt giam ở Tổng Nha cảnh sát cho đến ngày 1.11.1963 lúc Dương Văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, ông mới được trả tự do.

Đầu năm 1965, một số trí thức tiến bộ ở miền Nam họp ở nhà luật sư để thành lập phong trào tự quyết. Bản Tuyên ngôn của phong trào được hơn 300 trí thức lớn của Sài Gòn ký tên hưởng ứng. Mỹ và chính quyền Sài Gòn hoảng sợ, dọa đẩy Luật sư Trịnh Đình Thảo, nữ Luật sư Ngô Bá Thành ra miền Bắc bằng cách thả dù từ máy bay. Trước phong thái dung dung của hai nhà trí thức lớn và phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên và trí thức, trong đó có nhiều trí thức nổi tiếng, địch phải từ bỏ ý định, sau đó tha bổng vì không đủ yếu tố buộc tội.

Năm 1967, địch dùng chất nổ ám hại luật sư tại tư gia nhưng may mắn, chất nổ chỉ làm sập một căn nhà ở phía trái. Luật sư thoát nạn. Không ám hại được người trí thức yêu nước có uy tín lớn, Mỹ - Ngụy tạo cớ bắt luật sư và tống giam ở bót Ngô Quyền song vẫn không buộc tội được nên đành phải thả.

Chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo điều kiện để luật sư cùng một số nhân sĩ, trí thức rời các đô thị ra vùng giải phóng. Ngày 20.4.1968 nhóm trí thức ra vùng giải phóng đã cùng một số nhân sĩ yêu nước mở Đại hội thành lập “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam”. Tham dự Đại hội có nhiều nhân sĩ, trí thức, học giả, giáo sư, sinh viên, nhà báo, nhà giáo, nhà văn và nhà công thương nổi tiếng ở miền Nam. Luật sư Trịnh Đình Thảo được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.

Ngày 6.6.1968, Liên Minh cùng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, các chính đảng, đoàn thể cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ. Luật sư Trịnh Đình Thảo được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ.

Cũng năm ấy, luật sư được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam mời ra thăm miền Bắc. Luật sư đã kể lại chuyến thăm này trong Hồi ký “Suy nghĩ và hành động” như sau: “Khi Đoàn chúng tôi ra tới Hà Nội, tôi chưa kịp đến chào Bác, thì Bác đã cùng anh Phạm Văn Đồng bất ngờ đến thăm tôi trước. Hôm đó Người ôm hôn tôi và hỏi nhỏ tôi: “Con đường Hồ Chí Minh đi vào nhà chú còn đó không?”. Cuộc thăm hỏi ân cần và thân thiết của vị cha già dân tộc là một phần thưởng quý báu và thân thiết nhất cho một đứa con miền Nam của Người”.

Với thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, giải phóng hoàn toàn miền Nam chấm dứt họa chia cắt, thu giang sơn về một mối, nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, với nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề cấp bách lúc này là phải sớm thống nhất về mặt Nhà nước. Và cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI được tổ chức trên phạm vi cả nước vào năm 1976. Luật sư Trịnh Đình Thảo được nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội với sự tín nhiệm cao và được Quốc hội bầu làm Ủy viên Ủy ban Dự thảo Hiến pháp.

Đối với tổ chức Mặt trận, nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, từ ngày 31.1 đến 4.2.1977, ba tổ chức Mặt trận: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam; MTTQ Việt Nam đã tổ chức Đại hội tại TP. Hồ Chí Minh nhằm thống nhất thành một tổ chức duy nhất lấy tên là MTTQ Việt Nam. Luật sư Trịnh Đình Thảo được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch khóa I nhiệm kỳ 1977 - 1983 và được tái bầu vào Đoàn Chủ tịch nhiệm kỳ khóa II 1983 - 1988.

Do tuổi cao sức yếu, luật sư mất ngày 3.4.1986 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 85 tuổi.

Ghi nhận công lao cống hiến cho dân, cho nước, cho cách mạng, Đảng, Nhà nước trao tặng luật sư Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất và truy tặng Huân chương Đại đoàn kết.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga
Diễn đàn Quốc hội

Triển khai quyết liệt, đồng bộ chủ trương tinh gọn bộ máy

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, thời gian qua, các cấp, các ngành đã vào cuộc hết sức quyết liệt để thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị. Công tác này được thực hiện đồng bộ, với tinh thần “bàn làm không bàn lùi”, Trung ương làm trước, địa phương làm sau, khẩn trương nhưng vẫn thận trọng trong thực hiện công tác cán bộ.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Diễn đàn Quốc hội

Mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý

Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 đã mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý bao gồm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng được trợ giúp pháp lý liên quan đến vụ việc mua bán người cho dù họ có hay không có khó khăn về tài chính. Khác với những biện pháp hỗ trợ khác đều có quy định về thời gian hỗ trợ, riêng biện pháp trợ giúp pháp lý không quy định về thời gian mà chỉ hạn chế bằng phạm vi trợ giúp pháp lý.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến
Diễn đàn Quốc hội

Đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn

Theo Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến, Luật Tư pháp người chưa thành niên được xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật tư pháp đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội; tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm, cải thiện hành vi thông qua xử lý chuyển hướng, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp mang tính chất trừng phạt, giam giữ nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn của cộng đồng và trật tự xã hội.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Diễn đàn Quốc hội

Không làm tăng chi phí tuân thủ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh

Các quy định về trách nhiệm thẩm định quy chuẩn Việt Nam và chứng nhận sự phù hợp đối với tiêu chuẩn cơ sở là hai nội dung có thay đổi so với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần đánh giá tác động, sự cần thiết để không làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong nước và quốc tế.

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân

Một trong những kỳ họp để lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho muôn dân có thể kể đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đúng như chia sẻ của nhiều cử tri, đây là kỳ họp đậm ân tình đại biểu với cử tri, đặc biệt là với cử tri có hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mô hình nhà nước của Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân. Những quyết sách của Quốc hội là minh chứng hùng hồn theo lời dạy của Người “lợi ích đều vì dân”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy

Trong phiên họp chiều 6.1, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã cụ thể hóa 4 nhóm chính sách với nhiều điểm mới về quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập; đồng thời đề nghị Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo cần dự báo, đánh giá tác động về những vấn đề liên quan đến đăng ký lao động, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về người lao động, cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực để phát triển công nghiệp công nghệ số

"Luật Công nghiệp công nghệ số ban hành phải đi ngay vào thực hiện Nghị quyết số 57 – NQ/TW; tính toán, làm rõ từ nay đến năm 2030, năm 2045, phải làm chủ công nghệ chiến lược như thế nào để phát triển đất nước; tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực để hoàn thiện, xác lập hành lang pháp lý vững chắc cho phát triển công nghệ số", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 6.1.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Diễn đàn Quốc hội

Giấy tờ, tài liệu đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia thì không phải xuất trình, chứng minh

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, theo Luật Dữ liệu năm 2024, đối với trường hợp giấy tờ, tài liệu được quy định phải có trong thủ tục hành chính đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu minh chứng. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhờ vậy cũng được đơn giản hóa không cần kê khai nhiều thông tin như trước.

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri
Quốc hội và Cử tri

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri

Trao đổi về vai trò của báo chí trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp trước thềm Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025 sẽ diễn ra vào tối 5.1, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương NGUYỄN THỊ VIỆT NGA khẳng định, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tuyên truyền hoạt động của cơ quan dân cử; là cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan đại diện và cử tri.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về Luật Công đoàn năm 2024
Diễn đàn Quốc hội

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Luật Công đoàn năm 2024 có quy định mới là định kỳ 2 năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn; đồng thời Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Diễn đàn Quốc hội

"Kim chỉ nam" hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là "kim chỉ nam" cho việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung thủ tục đặc biệt với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu là bổ sung thủ tục đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế theo hướng chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Quy định này dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án khoảng 260 ngày.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội năm 2024 - một năm gặt hái nhiều thành công

Năm 2024 có thể coi là một năm “ngoại lệ”, hiếm có - một năm Quốc hội họp 6 kỳ, gồm 2 kỳ thông lệ và 4 kỳ bất thường (từ Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đến Kỳ họp bất thường lần thứ Tám) với tổng thời gian làm việc là 61,5 ngày. Trong năm, Quốc hội đã khẩn trương xử lý có hiệu quả cao hàng trăm đầu việc với phương châm, Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ, góp phần thể chế hóa, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất rất cao của Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII.

Nghị trường đầy ắp tiếng dân
Diễn đàn Quốc hội

Nghị trường đầy ắp tiếng dân

Đại biểu dân cử là người được Nhân dân gửi gắm quyền làm chủ của mình, quyền chính trị thiêng liêng của con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Khi và chỉ khi người đại biểu đập “nhịp đập” của cuộc sống, thực sự lắng nghe, thấu hiểu và trong tất cả các hoạt động đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng cao nhất của Nhân dân, đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nghị trường sẽ đầy ắp tiếng dân, hoạt động của cơ quan dân cử thực sự sinh động, hiệu quả thiết thực. Góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Cấm nhập khẩu, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025

Trong Nghị quyết số 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Diễn đàn Quốc hội

Nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng, thực thi pháp luật

Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định về nguyên tắc trong hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại dự thảo Luật cần thể hiện lại, bảo đảm kết quả giám sát sẽ phục vụ đắc lực việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Để công tác thông quan thuận lợi, tốt hơn, nhanh hơn
Diễn đàn Quốc hội

Để công tác thông quan thuận lợi, tốt hơn, nhanh hơn

Thủ tục hải quan là một trong những lĩnh vực có tác động lớn đến sự phát triển chung, nhất là đối với một địa phương đặc thù như Đồng Nai, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu trong xu thế phát triển chung, nhiều ý kiến cho rằng, ngành hải quan Đồng Nai cần tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp tốt và thuận lợi hơn nữa.