Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải tính đến yếu tố phòng, chống thiên tai

Để bảo đảm hiệu quả việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội, cần xác định cụ thể danh mục các dự án phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của các cấp, các ngành. Mặt khác, cần có chế tài để xử lý đối với các quy hoạch, kế hoạch chưa bảo đảm yêu cầu trong việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.

Quy định rõ 8 nội dung cần lồng ghép

Luật Phòng, chống thiên tai và Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã quy định cụ thể việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương để bảo đảm thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống thiên tai.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải tính đến yếu tố phòng, chống thiên tai
Một tuyến đường giao thông bị phá hủy do lũ quét. Nguồn: ITN

Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15.3.2022 cũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển của ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Trong đó, chỉ rõ 8 nội dung cụ thể cần lồng ghép, gồm: bảo đảm không gian thoát lũ; bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai; xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp làm nơi sơ tán phòng chống thiên tai cho người dân; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ quét, sạt lở đất, sóng thần; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước; quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, vận hành, khai thác, xây dựng công trình phòng chống thiên tai; hợp tác quốc tế và xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.

Tại Khánh Hòa, tháng 5.2022, UBND tỉnh có công văn hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; các kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Là một địa phương ven biển, chịu nhiều tác động bởi thiên tai, Đà Nẵng đã từng bước lồng ghép công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng và các khu dân cư, đặc biệt trong các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Ngày 26.5.2022, Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1440/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố, trong đó nhấn mạnh đến nội dung phòng, chống thiên tai được lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Kon Tum, ngày 7.4.2022, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 974/UBND-NNTN về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực về phòng chống thiên tai) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát, nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham mưu UBND tỉnh xem xét ban hành; đồng thời theo dõi tình hình thời tiết, mưa lũ, để đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai kịp thời công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai.

Cần có chế tài cho việc lồng ghép

Để bảo đảm hiệu quả việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội, theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, trước hết cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành để chủ động lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

Cứu hộ bà con vùng ngập lũ. Nguồn: ITN
Cứu hộ bà con vùng ngập lũ. Nguồn: ITN

Bên cạnh đó, cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành đối với việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong giai đoạn lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch.

Đặc biệt, tăng cường kinh phí cho các hoạt động lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch. Xác định cụ thể danh mục các dự án phòng chống thiên tai để lồng ghép vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của các cấp, các ngành. Xác định các hạng mục phòng, chống thiên tai trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, sắp xếp thứ tự ưu tiên để thực hiện đồng bộ với các hạng mục công trình khác. Mặt khác, cần có chế tài để xử lý đối với các quy hoạch, kế hoạch chưa bảo đảm yêu cầu trong việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai. Không có chế tài, việc lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch sẽ còn gặp khó.

Đại biểu Quốc hội Chau Chắc (An Giang) cho rằng, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương là yêu cầu cấp thiết trước bối cảnh thiên tai diễn biến ngày một phức tạp. Theo đó, địa phương khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến phòng thủ dân sự phải bảo đảm yêu cầu hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ rủi ro thảm họa sự cố và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai, sự cố.

Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.