Đưa công nghiệp văn hóa trở thành động lực quan trọng

Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025 - 2035 sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy khai mạc sáng mai, 20.5. Trước đó, một nội dung được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm là về phát triển công nghiệp văn hóa với yêu cầu cần thể hiện rõ nét hơn nhiệm vụ này trong Chương trình để công nghiệp văn hoá thực sự trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước. 

Chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công nghiệp văn hóa

Các ngành công nghiệp văn hóa là sự thể hiện rõ nhất xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau, là kết hợp của các yếu tố chính: sáng tạo, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, từ đó có thể sản sinh ra các sản phẩm văn hóa đem lại lợi ích kinh tế, thu hút nguồn lực, lao động, việc làm, phát huy lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo Báo cáo của Chính phủ về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, thời gian qua, nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về vai trò và tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta dù đã được nâng lên nhưng còn chưa đầy đủ, chưa nhận diện rõ vai trò và vị trí của các ngành công nghiệp văn hóa trong sự phát triển của đất nước. Một số định hướng, chủ trương về hỗ trợ sáng tạo, công nghiệp văn hóa còn chậm được thể chế hóa.

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành động lực quan trọng -0
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu những hạn chế trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như: còn thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành, các lĩnh vực và các địa phương trong việc quản lý và định hướng phát triển công nghiệp văn hóa; còn độ chênh về chủ thể định hướng và đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, thiếu sự hỗ trợ, đầu tư, kết nối của nhà nước và các thành phần kinh tế khác để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa; thiếu hệ thống cơ chế, chính sách để khuyến khích sáng tạo và sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các hoạt động sáng tạo… Việc thiếu nguồn lực đầu tư tài chính và nguồn tài trợ có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và duy trì các dự án văn hoá, giải trí, sáng tạo nói riêng và công nghiệp văn hoá nói chung.

Thực tế cũng cho thấy, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh, chưa khai thác được lợi thế tiềm năng để phát triển kinh tế và quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 cần đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Với tinh thần quyết liệt, kiên trì, có trọng tâm, trọng điểm, có tính chất đột phá, các tài nguyên văn hóa tiềm năng dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được chuyển hóa thành các sản phẩm và dịch vụ thị trường văn hóa có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường, xu thế của thời đại.

Xây dựng văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội

Góp ý về nội dung công nghiệp văn hóa, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, là xu thế của thời đại. Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 cần phải dành sự quan tâm rất đặc biệt đến lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Nhìn ra các nước khác trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế, trong nhiều năm qua công nghiệp văn hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Công nghiệp văn hóa không chỉ giúp mang lại sự phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế.

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành động lực quan trọng -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định góp ý về nội dung công nghiệp văn hóa

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, nước ta có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Chiến lược Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ quan điểm: các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. “Lâu nay ta cứ hiểu văn hóa là ngành đi tiêu tiền nhưng trên thế giới hiện nay văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền và là một ngành có giá trị gia tăng rất cao”. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng dẫn số liệu các mục tiêu cụ thể của Chương trình về công nghiệp văn hoá và cho rằng còn thấp, cần tính thêm. Cụ thể, Chương trình đặt mục tiêu: đến năm 2030, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; đến năm 2035, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước và có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%. 

Theo Chiến lược Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong 12 lĩnh vực được xếp vào ngành công nghiệp văn hóa có 5 lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp phụ trách, gồm: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa và quảng cáo; 7 lĩnh vực còn lại được xếp vào công nghiệp văn hóa do các bộ và các cơ quan chuyên ngành khác quản lý, gồm: kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, xuất bản, thời trang, truyền hình và phát thanh.

Vậy "Chương trình mục tiêu quốc gia này tập trung vào những lĩnh vực nào trong 12 lĩnh vực được xếp vào ngành công nghiệp văn hóa? Đâu là trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy, đem lại lợi ích kinh tế, từ đó đóng góp vào GDP?" - Đặt câu hỏi này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh thêm nội dung này để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy nhằm xem xét và sớm thông qua Chương trình này, tạo bước phát triển mới trong lĩnh vực văn hóa theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cũng cho biết, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục đánh giá Chương trình xây dựng các nhiệm vụ về công nghiệp văn hoá còn sơ sài, chưa bao quát các lĩnh vực của công nghiệp văn hóa, chưa rõ trọng tâm đầu tư, chưa rõ căn cứ xác định một số chỉ tiêu; nội dung khuyến khích tư nhân thực hiện và chính sách của Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá còn chưa rõ. Do vậy, tại báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã đề nghị làm rõ cơ sở xác định các chỉ tiêu của nội dung thành phần; cụ thể hoá những nội dung trọng tâm để đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp văn hoá; làm rõ những nhiệm vụ Nhà nước đầu tư, tập trung vào những nội dung mà tư nhân không tham gia hoặc tham gia không hiệu quả. 

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá nói chung và nội dung về phát triển công nghiệp văn hoá nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào cuối năm 2021. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, "việc thực hiện Chương trình sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội". Chính vì vậy, các đại biểu Quốc hội cần dành sự quan tâm đặc biệt khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình này. 

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát.