Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Di dời hơn 3.000 người dân đến nơi an toàn

Ngày 11.09, UBND quận Bắc Từ Liêm di dời 100% hộ dân khu vực ngoài đê, bãi sông Hồng trên địa bàn 4 phường tới nơi an toàn, tránh ngập lụt.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Tuyên, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, địa phương vận động, hỗ trợ di dời 836 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu đang sinh sống khu vực ngoài đê sông Hồng tới nơi an toàn, tránh ngập lụt.

Còn theo ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm), hiện nay, mực nước trên sông Hồng đang ở mức báo động II, một số tuyến đường, khu vực cổng trường trên địa bàn phường đã xuất hiện ngập úng.

di dan_Dong Ngac_Bac Tu Liem (1).jpg
Sáng ngày 11.9, mực nước trên sông Hồng đang ở mức báo động II
di dan_Dong Ngac_Bac Tu Liem (4).jpg
UBND quận Bắc Từ Liêm di dời 100% hộ dân khu vực ngoài đê, bãi sông Hồng trên địa bàn 4 phường tới nơi an toàn

Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và quận Bắc Từ Liêm, phường Đông Ngạc đã xây dựng phương án, thông báo đến nhân dân chủ động phòng chống lụt bão, nhất là khu vực ngoài đê sông Hồng để vận động người dân tới nơi an toàn, đi học của nhân dân, dạy và học của các nhà trường.

"Đêm qua 10.9, chúng tôi vận động đề nghị các hộ dân tại tôt dân phố Đông Ngạc 1 di dời, với 340 hộ với 1.200 nhân khẩu di dời tới nơi an toàn, tránh ngâp lụt...", ông Cường cho biết thêm.

Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc cũng cho biết, địa phương đã chuẩn bị 5 nhà văn hóa cùng 3 trường học trên địa bàn, hỗ trợ người dân tạm trú đến nơi an toàn, tránh ngập lụt. Phường kiểm tra cơ sở vật chất, đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân tạm trú, tránh lụt bão…

di dan_Dong Ngac_Bac Tu Liem (6).jpg
Nhu yếu phẩm phục vụ các hộ dân trong diện di dời do bão lũ
di dan_Dong Ngac_Bac Tu Liem (5).jpg

Gia đình chị Phạm Thu Hường, trú tại TDP số 1, Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, gia đình chị có 9 người, ở trong căn nhà hai tầng ven đê. Đến 1h30 đêm qua, nước bắt đầu ngấp nghé vào trong ngõ, gia đình chị cùng với các hộ gia đình khác được vận động di dời đến những nơi an toàn.

Trước khi đi, gia đình chị đã sắp xếp lại đồ đạc gọn gàng, những đồ điện tử dồn lên tầng 2 để tránh nước tràn vào nhà.

di dan_Dong Ngac_Bac Tu Liem (2).jpg
Theo chị Hường, khi có lệnh di dời chỗ ở, gia đình chị vội vã mang một ít quần áo, đồ dùng và sữa cho các con

Hai ngày trước khi bão, mẹ chị là bà Nguyễn Thị Oanh từ Đoan Hùng, Phú Thọ xuống chơi với gia đình con gái và các cháu thì gặp bão. Từ đó đến nay, bà Oanh không thể về quê được do bão lũ.

Ngồi ở Nhà văn hoá số 4, phường Đông Ngạc, bà Oanh tỏ vẻ lo lắng: “Ở quê tôi cũng đang bị bão lũ, nguy cơ sạt lở đất rất cao. Chồng tôi phải di tản xuống nhà người thân lánh nạn. Con gái đầu của chúng tôi lấy chồng ở Yên Bái, từ khi lũ về, cũng không liên lạc được. Giờ nhà con gái thứ hai cũng phải di tản chống bão. Nhà mỗi người một nơi tránh lũ mà điện thoại cũng không liên lạc được”.

Trong tâm lý bất an, bà Oanh kể, từ hôm lũ đổ về Yên Bái, bà mất liên lạc với vợ chồng con gái đầu. Nghe tin bão lũ ở Yên Bái mà lòng bà không yên. Đến tối hôm qua, cháu gái mới nhắn tin cho bà nói là cả nhà bị ngập, phải chuyển hết lên tầng 2 ở, thì bà mới yên lòng đôi chút.

di dan_Dong Ngac_Bac Tu Liem (7).jpg
Vào lúc 1h30 đêm qua, gia đình bà Oanh được hỗ trợ di dời đến nhà văn hoá số 4, phường Đông Ngạc để ở
di dan_Dong Ngac_Bac Tu Liem (8).jpg
Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tặng những phần quà động viên, khích lệ tinh thần người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3

Cũng trong sáng nay, đến thăm hỏi và động viên người dân TDP Đông Ngạc 1, phường Đông Ngạc được di dời đến nhà văn hoá số 4 phường Đông Ngạc, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương kiểm tra điều kiện vật chất, nơi ăn ở của người dân nơi đây, đồng thời chia sẻ với những vất vả, khó khăn mà người dân đang phải trải qua.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).