Liên minh Nghị viện thế giới (IPU)

Những chặng đường phát triển

Ra đời cách đây hơn một thế kỷ, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) đã chứng tỏ được vai trò của mình thông qua những chặng đường phát triển mạnh mẽ.

Giai đoạn 1889 - 1945: Tìm giải pháp hòa bình cho tranh chấp quốc tế

Ngày 29.6.1889, hội nghị với tên gọi “Hội nghị Trọng tài của các Nghị viện" đã được tổ chức với sự tham gia của 95 nghị sĩ bởi Frédéric Passy (Pháp) và William Randal Cremer (Vương quốc Anh). Đây là diễn đàn thường trực đầu tiên cho các cuộc đàm phán đa phương về chính trị. Ban đầu, tổ chức các nghị sĩ tham dự hội nghị với tư cách cá nhân, nhưng sau này đã chuyển đổi thành một tổ chức quốc tế của các nghị viện quốc gia có chủ quyền. Năm 1892, hội nghị được đổi tên thành “Hội nghị liên Nghị viện về vấn đề Trọng tài quốc tế” đã phản ánh tính thử nghiệm của nó. Trải qua sự thử nghiệm của thời gian, 10 năm sau hội nghị được đổi tên thành “Liên minh Nghị viện thế giới về Trọng tài quốc tế”. Mãi đến năm 1908, tên ngắn gọn “Liên minh Nghị viện thế giới” mới chính thức được ghi vào quy chế.

Hội nghị vào năm 1913 tại La Haye là hội nghị chính thức cuối cùng trước khi bị gián đoạn do Chiến tranh Thế giới thứ Nhất bùng nổ. Trong thời gian diễn ra chiến tranh, Tổng thư ký IPU vẫn nghĩ rằng cần phải gửi điện tới các nhóm quốc gia trong Liên minh, thúc giục họ nhóm họp để đưa ra lời thỉnh cầu công khai và đầy nhiệt huyết đòi chính phủ nước họ can thiệp, phù hợp với nghĩa vụ được quy định trong Công ước La Haye, nhằm chống lại sự mở rộng chiến tranh. Nhưng tất cả đã quá muộn, không có hành động hưởng ứng nào vì tất cả đang bị nhấn chìm bởi làn sóng của chủ nghĩa dân tộc và tiếng gọi bảo vệ đường biên giới đang bị đe dọa.

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, IPU đã cố gắng không mệt mỏi để khởi động lại các hoạt động thường kỳ của mình. Nhưng rồi chiến tranh vẫn ám ảnh, đeo đẳng và tìm cách hủy hoại nền hòa bình. Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai đã nổ ra (năm 1939), một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Hoạt động của Liên minh lại bị gián đoạn trong 7 năm, mãi đến năm 1947 mới trở lại hoạt động bình thường.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Từ năm 1945 đến nay: Thúc đẩy dân chủ trong quan hệ quốc tế

Qua hơn 131 năm hình thành và phát triển, số lượng các nghị viện thành viên của IPU qua các thời kỳ không ngừng được tăng lên, từ 9 thành viên ban đầu giờ là 173 thành viên và 11 thành viên liên kết.

Mặc dù không thể ngăn chặn được các cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa liên nghị viện vẫn tiếp tục phát triển từ trong lòng các cuộc chiến tranh.

Trong những năm 1951 - 1957, IPU trở thành trung tâm quan trọng để tái lập quan hệ chính thức với các đối tác quốc tế - điều kiện tiên quyết cho đàm phán hòa bình, ví dụ như cuộc đàm phán giữa các nghị sỹ Đức và Israel ở Istanbul năm 1951, dẫn đến việc thỏa thuận đền bù Đức - Israel năm 1955, hay các cuộc đàm phán tương tự diễn ra trong thời gian Hội nghị Liên minh Nghị viện Thế giới đã dẫn đến sự kết thúc cuộc xung đột Italy - Nam Tư về Triet (phần lãnh thổ của Italy), tranh chấp giữa Áo - Italy  liên quan đến miền Nam Tiron vào năm 1954 và cuộc khủng hoảng kênh đào Suez giữa Anh - Ai Cập năm 1957.

Trong những năm 1970 và 1980, Liên minh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa dịu ở châu Âu, thu hẹp khoảng cách bất đồng giữa hai khối Đông - Tây trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Năm 1997, Liên minh đã thông qua Tuyên ngôn về Dân chủ, xác định các tiêu chí cho Nghị viện dân chủ là: “Đại diện, minh bạch, dễ tiếp cận, có trách nhiệm và hiệu quả”. Ngoài ra, Liên minh đã triển khai nhiều hoạt động góp phần thúc đẩy bảo vệ quyền con người, bình đẳng giới, tăng cường kết nối toàn cầu, đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hợp tác với các tổ chức quốc tế…

Trong bối cảnh phát triển ngày nay của thế giới, các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự vẫn liên tiếp xảy ra ở khu vực Trung Đông, châu Phi, Đông Âu... Đặc biệt gần đây, tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mới xuất hiện với nhiều hoạt động khủng bố dã man trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Ngăn ngừa chiến tranh, chiến đấu chống khủng bố - kẻ thù chung của nhân loại và gìn giữ hòa bình sẽ vẫn là yêu cầu cấp thiết đối với IPU. Ngoài ra, việc bảo đảm sự kết nối với cử tri, bảo đảm quyền con người, bình đẳng giới, quá trình thúc đẩy quản trị tốt và tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Liên minh vẫn còn là những thách thức đang đặt ra.

Nền dân chủ quốc tế đã tiến triển đáng kể từ năm 1889, phần lớn là do Liên minh Nghị viện Thế giới đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ thiết lập các hình thức quản trị dân chủ ở các cấp quốc gia và quốc tế. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Liên minh đã thể hiện cam kết chắc chắn nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh, dân chủ, nhân quyền và phát triển bền vững. Trong một thế giới đang thay đổi, sau 131 năm kể từ khi Liên minh Nghị viện Thế giới ra đời, tầm nhìn của các nhà sáng lập Liên minh vẫn còn nguyên giá trị và đúng đắn hơn bao giờ hết.

Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện
Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện

Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 143 (IPU-143) đối với cá nhân tôi hay mỗi thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đều để lại những dư âm khó quên; không chỉ bởi đây là cuộc hội ngộ đầu tiên của những người làm công tác dân cử trên khắp thế giới sau 2 năm phải “xa cách” vì đại dịch; mà còn bởi không khí thẳng thắn, dân chủ của các cuộc họp và sự ấm áp của nước chủ nhà.
Kỳ họp của hy vọng và dân chủ
Liên nghị viện

Kỳ họp của hy vọng và dân chủ

“Tăng cường sự ủng hộ nghị viện toàn cầu vì bình đẳng vaccine trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19” đã trở thành chủ đề nóng và khẩn cấp nhất được Hội đồng Điều hành của IPU-143 (diễn ra từ 26 - 30.11.2021) thông qua, trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể Omicron khiến nhiều quốc gia vốn đã mở cửa buộc phải áp đặt lại các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Trong nhiều thập kỷ qua, đây là lần đầu tiên, một vấn đề khẩn cấp được Hội đồng Điều hành IPU thông qua với tinh thần đồng thuận tuyệt đối và không phải bỏ phiếu.
Tính độc lập làm nên sự khách quan
Liên nghị viện

Tính độc lập làm nên sự khách quan

Thủ tục thành lập ủy ban điều tra của Nghị viện thường khá đơn giản, chủ yếu dựa trên kiến nghị của các nghị sĩ, có thể từ một hoặc một số lượng nghị sĩ nhất định. Kiến nghị của nghị sĩ được thảo luận tại phiên họp toàn thể của nghị viện và Nghị viện sẽ quyết định có thành lập ủy ban đó hay không, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi điều tra đến mức độ nào, chỉ định các thành viên, bầu chủ tịch ủy ban (thông thường là người của đảng đa số trong nghị viện) và xác định kinh phí cho hoạt động của ủy ban.
Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược
Liên nghị viện

Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược

IPU tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao nghị viện, trao quyền cho các nghị viện và nghị sĩ để thúc đẩy hòa bình, dân chủ, bình đẳng và phát triển bền vững trên toàn thế giới. Kể từ khi thành lập, IPU không ngừng nỗ lực vì 8 mục tiêu chiến lược sau:
Đưa nghị trường đến với công chúng
Liên nghị viện

Đưa nghị trường đến với công chúng

Để hoạt động của Nghị viện gần dân, giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cơ quan lập pháp, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Vì thế, Chương trình thông tin công chúng của Nghị viện Singapore đặt mục tiêu chính là giáo dục cho công dân hiểu về tổ chức và hoạt động của Nghị viện bằng nhiều hình thức.
Quy trình lập pháp
Liên nghị viện

Quy trình lập pháp

Hiến pháp của Singapore xác định thẩm quyền lập pháp thuộc về Nghị viện. Và cũng giống như nhiều nơi trên thế giới, quy trình lập pháp nước này là xem xét, thông qua luật theo trình tự ba lần đọc.
Nét biến thể từ hệ thống Westminster
Liên nghị viện

Nét biến thể từ hệ thống Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore theo mô hình dân chủ nghị viện của hệ thống Westminster, Anh. Theo đó, các nghị sĩ được bầu ra thông qua các cuộc tổng tuyển cử thường kỳ. Khi Nghị viện mới được triệu họp lần đầu tiên, Chủ tịch sẽ được bầu sau khi các nghị sĩ mới tuyên thệ.