Các nghị viện thành viên AIPA - Nghị viện Singapore

Bộ máy giúp việc: Cánh tay đắc lực của cơ quan lập pháp

Giống như nhiều nước trên thế giới, một Nghị viện Singapore thực quyền, khẳng định được vai trò đại diện cho người dân là nhờ “công” lớn của bộ máy giúp việc luôn tận tụy, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả.

Tổng Thư ký Nghị viện Singapore là người đứng đầu bộ máy giúp việc của Nghị viện nước này, với chức năng chính là tư vấn cho Chủ tịch Nghị viện về quy trình, thủ tục hoạt động và điều hành bộ máy công chức của Nghị viện. Cụ thể hơn, Tổng Thư ký Nghị viện chịu trách nhiệm theo dõi quá trình chuẩn bị các công việc của Nghị viện; trợ lý, tư vấn cho lãnh đạo Nghị viện về quy trình lập pháp, về thủ tục Nghị viện; điều hành các công việc hành chính, tài chính và đội ngũ công chức Nghị viện; giữ mối liên lạc với các cơ quan có liên quan...

Bên cạnh Tổng Thư ký, trong Ban Thư ký Nghị viện (Secretariat) có một đơn vị riêng phục vụ phiên họp toàn thể, đồng thời là nơi phụ trách về các vấn đề quy trình, thủ tục hoạt động của Nghị viện nước này, có tên gọi là Vụ Thư ký (Clerks’ Department). Vụ này hiện có 10 người với một Vụ trưởng, một Phó Vụ trưởng. Người của Vụ, kể cả lãnh đạo thay nhau ngồi ở bàn thư ký trong hội trường để giúp Tổng Thư ký tư vấn về các vấn đề thủ tục phiên họp cho chủ tọa và các nghị sĩ cũng như làm các công việc thư ký khác nhau; chịu trách nhiệm tập hợp, cập nhật, giải thích các quy định của Nội quy hoạt động Nghị viện (Standing Orders), tập hợp các tiền lệ, thông lệ trong hoạt động ở nghị trường. Vụ cũng xem xét, bảo đảm mọi tài liệu được trình phù hợp với quy trình, thủ tục của Nghị viện đã quy định trong Nội quy hoạt động, ví dụ như các dự luật, các câu chất vấn, các kiến nghị.

Văn phòng Nghị viện Singapore không có cơ cấu riêng để tổ chức phục vụ các hoạt động lập pháp. Văn phòng Tổng Chưởng lý là cơ quan chịu trách nhiệm làm đầu mối soạn thảo luật cho Chính phủ và đồng thời cũng tham gia phục vụ suốt quá trình dự luật được xem xét, thảo luận, thông qua tại Nghị viện (bao gồm công đoạn xem xét ở các Ủy ban). Văn phòng Nghị viện chỉ phục vụ công tác tổ chức các phiên họp, cung cấp điều kiện làm việc cho nghị sĩ và tư vấn cho nghị sĩ, cho các cơ quan của Nghị viện về các nội dung liên quan đến quy trình thủ tục. Giúp tham mưu cho mỗi nghị sĩ trong việc nghiên cứu, tham gia ý kiến về các dự luật là đội ngũ thư ký hỗ trợ lập pháp do nghị sĩ tự tuyển chọn và do Văn phòng Nghị viện trả lương.

Để hỗ trợ hoạt động của nghị sĩ, tại Văn phòng Nghị viện có Thư viện hỗ trợ việc tìm kiếm, cung cấp thông tin, tài liệu cho trợ lý lập pháp của nghị sĩ. Thư viện không triển khai dịch vụ nghiên cứu cung cấp thông tin tham khảo phục vụ các đại biểu của dân mà chỉ triển khai các dịch vụ thư viện như: Tìm kiếm cho mượn tài liệu, phục vụ đọc, mượn tại phòng đọc của thư viện. Đối với tài liệu số, người sử dụng phải đến nhà Nghị viện để truy cập cơ sở dữ liệu tìm kiếm thông tin.

Nghị viện Singapore rất chú trọng việc đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của công chức và của các vụ, đơn vị thuộc Ban Thư ký. Mỗi công việc chuyên môn thường xuyên đều có những quy trình nghiệp vụ hướng dẫn và các chỉ số đánh giá thực hiện công việc tương ứng. Ngoài ra, hàng năm Ban Thư ký Nghị viện đều tổ chức lấy ý kiến đánh giá của các nghị sĩ Nghị viện về hoạt động của các vụ, đơn vị thuộc Ban Thư ký để qua đó có cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ hoạt động của Nghị viện.

Trong hoạt động đào tạo công chức Nghị viện, ngoài những hoạt động bồi dưỡng, đào tạo truyền thống như gửi đi học ở các trường đại học, tham gia các lớp tập huấn, Nghị viện Singapore cũng rất chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thông qua trao đổi, rút kinh nghiệm ngay tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, hàng năm Nghị viện đều tổ chức gửi các cán bộ, chuyên viên sang thực tập, trao đổi kinh nghiệm ở Nghị viện các nước thuộc khối Thịnh vượng chung.

Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện
Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện

Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 143 (IPU-143) đối với cá nhân tôi hay mỗi thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đều để lại những dư âm khó quên; không chỉ bởi đây là cuộc hội ngộ đầu tiên của những người làm công tác dân cử trên khắp thế giới sau 2 năm phải “xa cách” vì đại dịch; mà còn bởi không khí thẳng thắn, dân chủ của các cuộc họp và sự ấm áp của nước chủ nhà.
Kỳ họp của hy vọng và dân chủ
Liên nghị viện

Kỳ họp của hy vọng và dân chủ

“Tăng cường sự ủng hộ nghị viện toàn cầu vì bình đẳng vaccine trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19” đã trở thành chủ đề nóng và khẩn cấp nhất được Hội đồng Điều hành của IPU-143 (diễn ra từ 26 - 30.11.2021) thông qua, trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể Omicron khiến nhiều quốc gia vốn đã mở cửa buộc phải áp đặt lại các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Trong nhiều thập kỷ qua, đây là lần đầu tiên, một vấn đề khẩn cấp được Hội đồng Điều hành IPU thông qua với tinh thần đồng thuận tuyệt đối và không phải bỏ phiếu.
Tính độc lập làm nên sự khách quan
Liên nghị viện

Tính độc lập làm nên sự khách quan

Thủ tục thành lập ủy ban điều tra của Nghị viện thường khá đơn giản, chủ yếu dựa trên kiến nghị của các nghị sĩ, có thể từ một hoặc một số lượng nghị sĩ nhất định. Kiến nghị của nghị sĩ được thảo luận tại phiên họp toàn thể của nghị viện và Nghị viện sẽ quyết định có thành lập ủy ban đó hay không, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi điều tra đến mức độ nào, chỉ định các thành viên, bầu chủ tịch ủy ban (thông thường là người của đảng đa số trong nghị viện) và xác định kinh phí cho hoạt động của ủy ban.
Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược
Liên nghị viện

Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược

IPU tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao nghị viện, trao quyền cho các nghị viện và nghị sĩ để thúc đẩy hòa bình, dân chủ, bình đẳng và phát triển bền vững trên toàn thế giới. Kể từ khi thành lập, IPU không ngừng nỗ lực vì 8 mục tiêu chiến lược sau:
Đưa nghị trường đến với công chúng
Liên nghị viện

Đưa nghị trường đến với công chúng

Để hoạt động của Nghị viện gần dân, giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cơ quan lập pháp, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Vì thế, Chương trình thông tin công chúng của Nghị viện Singapore đặt mục tiêu chính là giáo dục cho công dân hiểu về tổ chức và hoạt động của Nghị viện bằng nhiều hình thức.
Quy trình lập pháp
Liên nghị viện

Quy trình lập pháp

Hiến pháp của Singapore xác định thẩm quyền lập pháp thuộc về Nghị viện. Và cũng giống như nhiều nơi trên thế giới, quy trình lập pháp nước này là xem xét, thông qua luật theo trình tự ba lần đọc.
Nét biến thể từ hệ thống Westminster
Liên nghị viện

Nét biến thể từ hệ thống Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore theo mô hình dân chủ nghị viện của hệ thống Westminster, Anh. Theo đó, các nghị sĩ được bầu ra thông qua các cuộc tổng tuyển cử thường kỳ. Khi Nghị viện mới được triệu họp lần đầu tiên, Chủ tịch sẽ được bầu sau khi các nghị sĩ mới tuyên thệ.