Các nghị viện thành viên AIPA - Nghị viện Singapore

Quy trình lập pháp

Hiến pháp của Singapore xác định thẩm quyền lập pháp thuộc về Nghị viện. Và cũng giống như nhiều nơi trên thế giới, quy trình lập pháp nước này là xem xét, thông qua luật theo trình tự ba lần đọc.

Tại lần đọc đầu tiên, chỉ có tên đầy đủ của dự án luật được đọc to trước phiên họp toàn thể của Nghị viện. Sau đó, dự luật được chuyển cho bộ phận thư ký phục vụ Nghị viện để in, chuyển đến cho từng nghị sĩ và in trên Công báo. Trừ các dự luật mang tính khẩn cấp, ít nhất là 7 ngày kể từ khi dự luật được chuyển đến tay các nghị sĩ và đăng trên Công báo, dự luật sẽ được trình lần thứ hai tại Nghị viện. Tại lần trình này, các nghị sĩ sẽ thảo luận về sự cần thiết, hiệu quả mang lại và các các vấn đề mang tính nguyên tắc của dự luật. Tiếp đó, dự luật được chuyển sang thảo luận tại Ủy ban Toàn thể Nghị viện hoặc một Ủy ban Đặc trách (Select Committee), với thành phần gồm một số nghị sĩ được lựa chọn, khi có kiến nghị về việc cần xem xét một cách cẩn trọng hơn về một số nội dung của dự luật.

Ủy ban này có quyền mời công chúng gửi ý kiến đóng góp, cung cấp thêm thông tin, tài liệu liên quan đến dự án. Trên cơ sở đó, Ủy ban có thể đề xuất các sửa đổi, bổ sung trong dự án luật mà họ cho là phù hợp. Các đề xuất này, kèm theo báo cáo của Ủy ban phải được gửi để xem xét trước tại Ủy ban Toàn thể Nghị viện trước khi Ủy ban này trình ra phiên họp toàn thể để Nghị viện tiến hành lần đọc thứ ba. Tại lần trình thứ ba, nghị sĩ có quyền đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung. Việc thảo luận trong lần trình này tập trung vào các nội dung cụ thể của dự luật. Những đề xuất bổ sung các nội dung không có trong dự thảo luật sẽ không được xem xét. Cuối cùng, dự luật được đưa ra biểu quyết thông qua tại Nghị viện.

Tất cả các dự luật đã được Nghị viện thông qua (trừ dự luật về ngân sách, các dự luật khẩn cấp liên quan đến quốc phòng, an ninh, an toàn trật tự xã hội...) đều phải được chuyển đến Hội đồng Cố vấn cho Tổng thống về quyền của các nhóm thiểu số để bảo đảm trong luật không có nội dung phân biệt đối xử đối với các cộng đồng dân tộc, tôn giáo khác nhau. Sau bước kiểm tra trên, dự luật mới được trình để Tổng thống phê chuẩn và chính thức trở thành luật.

Các dự án luật của Chính phủ (thường chiếm tỷ lệ đa số) do các nghị sĩ đồng thời là bộ trưởng các bộ có liên quan trình. Văn phòng Tổng chưởng lý (Attorney General's Chamber) là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ soạn thảo các dự án luật theo đề xuất của các bộ hữu quan. Theo thống kê trong năm 2014, cơ quan này đã giúp soạn thảo tổng cộng 43 dự luật và gần 900 văn bản dưới luật. Trong số đó chỉ có 2 dự luật do cá nhân nghị sĩ trình với sự ủng hộ của Chính phủ.

Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện
Liên nghị viện

Từ IPU-143 nghĩ về sự gắn kết của thiết chế nghị viện

Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 143 (IPU-143) đối với cá nhân tôi hay mỗi thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đều để lại những dư âm khó quên; không chỉ bởi đây là cuộc hội ngộ đầu tiên của những người làm công tác dân cử trên khắp thế giới sau 2 năm phải “xa cách” vì đại dịch; mà còn bởi không khí thẳng thắn, dân chủ của các cuộc họp và sự ấm áp của nước chủ nhà.
Kỳ họp của hy vọng và dân chủ
Liên nghị viện

Kỳ họp của hy vọng và dân chủ

“Tăng cường sự ủng hộ nghị viện toàn cầu vì bình đẳng vaccine trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19” đã trở thành chủ đề nóng và khẩn cấp nhất được Hội đồng Điều hành của IPU-143 (diễn ra từ 26 - 30.11.2021) thông qua, trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể Omicron khiến nhiều quốc gia vốn đã mở cửa buộc phải áp đặt lại các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Trong nhiều thập kỷ qua, đây là lần đầu tiên, một vấn đề khẩn cấp được Hội đồng Điều hành IPU thông qua với tinh thần đồng thuận tuyệt đối và không phải bỏ phiếu.
Tính độc lập làm nên sự khách quan
Liên nghị viện

Tính độc lập làm nên sự khách quan

Thủ tục thành lập ủy ban điều tra của Nghị viện thường khá đơn giản, chủ yếu dựa trên kiến nghị của các nghị sĩ, có thể từ một hoặc một số lượng nghị sĩ nhất định. Kiến nghị của nghị sĩ được thảo luận tại phiên họp toàn thể của nghị viện và Nghị viện sẽ quyết định có thành lập ủy ban đó hay không, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi điều tra đến mức độ nào, chỉ định các thành viên, bầu chủ tịch ủy ban (thông thường là người của đảng đa số trong nghị viện) và xác định kinh phí cho hoạt động của ủy ban.
Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược
Liên nghị viện

Nỗ lực không ngừng vì 8 mục tiêu chiến lược

IPU tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao nghị viện, trao quyền cho các nghị viện và nghị sĩ để thúc đẩy hòa bình, dân chủ, bình đẳng và phát triển bền vững trên toàn thế giới. Kể từ khi thành lập, IPU không ngừng nỗ lực vì 8 mục tiêu chiến lược sau:
Đưa nghị trường đến với công chúng
Liên nghị viện

Đưa nghị trường đến với công chúng

Để hoạt động của Nghị viện gần dân, giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cơ quan lập pháp, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Vì thế, Chương trình thông tin công chúng của Nghị viện Singapore đặt mục tiêu chính là giáo dục cho công dân hiểu về tổ chức và hoạt động của Nghị viện bằng nhiều hình thức.
Nét biến thể từ hệ thống Westminster
Liên nghị viện

Nét biến thể từ hệ thống Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore theo mô hình dân chủ nghị viện của hệ thống Westminster, Anh. Theo đó, các nghị sĩ được bầu ra thông qua các cuộc tổng tuyển cử thường kỳ. Khi Nghị viện mới được triệu họp lần đầu tiên, Chủ tịch sẽ được bầu sau khi các nghị sĩ mới tuyên thệ.