Qua các kết quả quan trắc trong những năm qua cho thấy, thủ đô Hà Nội và một số thành phố khác của nước ta đề đã bị ô nhiễm bụi ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các chất khí cơ bản đều có giá trị khá thấp, nằm trong giới hạn cho phép cảu QCVN 05:2013/BTNMT. Các khu vực nông thông, miền núi, ven đô, ít chịu tác động bởi các nguồn chất thải, chất lượng không khí khá tốt. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng vẫn đang diễn ra ở nhiều khu vực đô thị đặc biệt là khu vực có hoạt động xây dựng hạ tầng đô thị như xây dựng, sửa chữa đường sá, công trình xây dựng, các trục giao thông có mật độ phương tiện lớn, khu vực gần các cơ sở sản xuất công nghiệp... Mức độ ô nhiễm rõ nhất ở các đô thị đặc biệt, tiếp đến là các đô thị loại I.
Theo các chuyên gia, thời gian tới Việt Nam cần phải kiểm soát ô nhiễm khí thải do giao thông; kiểm soát phát thải từ hoạt động xây dựng; kiểm soát phát thải từ hoạt động công nghiệp; rà soát, hoàn thiện, bổ sung các quy chuẩn khí thải cho từng ngành, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu vực nội đô, khuyến khích sản xuất phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường. Đồng thời, tiến hành đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải; đẩy mạnh tuyên truyền và huy động sự tham gia của cộng đồng như hạn chế đốt rác, rơm rạ, tiến tới không sử dụng bếp than tổ ong, ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, sử dụng nhiên liệu sách, thân thiết với môi trường...
Tham dự hội thảo có các đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các đối tác phát triển, viện nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, năng lượng và ô nhiễm không khí. Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận về thực trạng ô nhiễm không khí, nguyên nhân và tác động; mối liên hệ giữa phát triển năng lượng và ô nhiễm không khí; xác định các rào cản và giải pháp nhằm nắm bắt các đồng lợi ích từ phát triển năng lượng tái tạo đối với chất lượng không khí và sức khoẻ tại Việt Nam.