Phản ánh đầy đủ sự vận động của nền kinh tế vào GDP

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu quan trọng, có tính quyết định đến nhiều chỉ tiêu, mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội. Quy mô GDP tăng sẽ góp phần tăng khả năng đóng góp, vị thế của đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, GDP nên điều chỉnh theo hướng đo lường cả khu vực kinh tế chưa được quan sát và theo chuẩn mực quốc tế để phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn sự vận động của nền kinh tế.

Kinh tế không chính thức của Việt Nam chiếm 15 - 18% GDP Nguồn: ITN
Kinh tế không chính thức của Việt Nam chiếm 15 - 18% GDP
Nguồn: ITN

Thu hẹp phạm vi chưa được quan sát

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết, bất kỳ nền kinh tế nào cũng tồn tại song song các hoạt động kinh tế được quan sát và chưa được quan sát. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chia khu vực kinh tế chưa được quan sát thành 5 hoạt động: kinh tế ngầm; kinh tế bất hợp pháp; kinh tế phi chính thức; kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình; và hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.

Việc xác định thành tố của khu vực kinh tế chưa được quan sát phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế, thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Một hoạt động có thể là phạm pháp ở quốc gia này (không được đo lường trong GDP) nhưng lại hợp pháp (được đo lường trong GDP) ở quốc gia khác. Ví dụ, hoạt động mại dâm được thừa nhận ở Thái Lan, Hà Lan nhưng bị xem là phạm pháp ở một số nước. Việc làm rõ phạm vi, nội hàm giữa hai khu vực kinh tế, đồng thời phân định ranh giới giữa các hoạt động trong mỗi thành tố của khu vực kinh tế chưa được quan sát do đó đóng vai trò rất quan trọng để mở rộng phạm vi quan sát và thu hẹp phạm vi chưa được quan sát, giúp đo lường sát thực hơn bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước về quy mô, cơ cấu cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, ở nước ta vẫn còn 2/5 hoạt động trong khu vực kinh tế chưa được quan sát là kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp chưa được rà soát, đánh giá. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể về đặc điểm, quy mô và tính chất của các hoạt động này. Từ đó, xây dựng chủ trương, giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm kiểm soát và hạn chế dần tỷ trọng của 2 hoạt động này với quan điểm vì sự phát triển lành mạnh, bền vững của nền kinh tế, không phải vì mục tiêu bổ sung, tăng thêm quy mô GDP.

“Theo ước tính của một số tổ chức quốc tế (OECD, IMF), kinh tế không chính thức của Việt Nam chiếm 15 - 18% GDP trong điều kiện bình thường và có thể cao hơn, thu hút khoảng trên 50% lao động trong giai đoạn suy thoái hoặc khó khăn. Với quy mô và đóng góp ngày càng lớn của khu vực kinh tế không chính thức, việc thống kê được khu vực này sẽ giúp quy mô GDP Việt Nam tăng đáng kể”.

TS. Cấn Văn Lực

Chuẩn hóa theo chuẩn mực quốc tế

Đến nay đã có những bước tiến nhất định trong đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Cụ thể, quy mô GDP đánh giá lại của giai đoạn 2010 - 2017 (bao gồm 3/5 bộ phận của khu vực kinh tế chưa được quan sát) tăng thêm 25,4%/năm so với số liệu đã công bố. Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát được Chính phủ ban hành ngày 1.2.2019, theo đó, từ năm 2020 đã bắt đầu đo lường chính thức khu vực kinh tế chưa được quan sát và có lộ trình theo từng năm để bổ sung dần các thành phần của hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.

Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, cần xác định rõ việc thống kê chỉ tiêu GDP hiện nay và thời gian tới đã bao gồm khu vực kinh tế chưa được quan sát, đặc biệt là kinh tế không chính thức, kinh tế ngầm hay chưa. Việc thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát nói chung và kinh tế ngầm nói riêng rất phức tạp, đòi hỏi khối lượng thông tin lớn, chi tiết, điều tra thống kê chuyên sâu, vì vậy, cần nhiều nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Thống kê và các bộ, ngành, doanh nghiệp và địa phương trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cần khắc phục chênh lệch trong thống kê GDP giữa hai phương pháp sản xuất và sử dụng/chi tiêu. Mặc dù chênh lệch giá trị GDP giữa hai phương pháp hiện vẫn nằm trong giới hạn khuyến nghị của cơ quan thống kê Liên hợp quốc (dưới 6%), tuy nhiên cần chuẩn hóa, thống nhất số liệu giữa các phương pháp theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, GDP hàng tháng, quý, năm công bố hiện nay được hiểu là GDP danh nghĩa, chưa phản ánh thực chất tổng giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ quốc gia (chưa điều chỉnh lạm phát). Cần xem xét bổ sung thống kê và công bố GDP thực để phù hợp với chuẩn mực quốc tế, góp phần tăng khả năng so sánh quốc tế, bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) thường chú trọng đánh giá, so sánh GDP thực giữa các quốc gia, khu vực trong các báo cáo, tài liệu tư vấn.

Xã hội

Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư đồi Ngân hàng (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do Agribank cấp tín dụng.
Đời sống

Agribank chung tay vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt

Thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Agribank đã tích cực tham gia xây dựng chương trình tín dụng cho nhà ở xã hội với cam kết phân bổ 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Với các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, Agribank đang là ngân hàng thương mại dẫn đầu về triển khai cho vay nhà ở xã hội.

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Đời sống

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng khẳng định đây là bước đi quan trọng nhằm chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Quang cảnh đối thoại năm 2023
Đời sống

Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân với cán bộ, viên chức, người lao động

Chiều 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo với cán bộ, viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chủ trì Hội nghị.

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”
Xã hội

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”

Sáng 27.11, tại Hà Nội, Trường Sĩ quan Chính trị chủ trì phối hợp với Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm. Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường
Xã hội

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường

Thực trạng các kho, bãi xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không mới, thế nhưng những ảnh hưởng của thực trạng này lại không nhỏ. Thời gian qua, lò sấy cau chui trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk liên tục được phát hiện, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.