Ngành lâm nghiệp;

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ số

Trải qua các giai đoạn phát triển, ngành lâm nghiệp đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận: quản lý, bảo vệ hiệu quả toàn bộ diện tích rừng hiện có, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng rừng, qua đó tỷ lệ che phủ rừng tăng đều qua các năm. Trong đó, năm 2023 tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, cao hơn mức trung bình 31% của thế giới.

anh-1-ung-dung-thiet-bi-bay-khong-nguoi-lai-tai-chi-cuc-kiem-lam-tinh-dac-lac-anh-cln-1.jpg

Ứng dụng thiết bị bay không người lái tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh ĐắK LắK. Ảnh CLN

Lâm nghiệp hiện đã trở thành ngành kinh tế quan trọng với giá trị xuất khẩu đạt trên 13,2 tỷ USD, đóng góp trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp, đạt 5% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Cụ thể, năm 2021 giá trị xuất khẩu đạt 15,96 tỷ USD , năm 2022 đạt 17,09 tỷ USD, năm 2023 đạt 14,39 tỷ USD.

Qua đó, lâm nghiệp đã tạo việc làm, nâng cao sinh kế cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần giữ gìn an ninh quốc phòng, ổn định trật tự xã hội. Ngoài ra, rừng còn có vai trò quan trọng trong phòng hộ bảo vệ vùng đầu nguồn, duy trì nguồn nước, bảo vệ vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.

anh-2-ung-dung-thiet-bi-bay-khong-nguoi-lai-trong-giam-sat-trong-rung-ven-bien-anh-cln.jpg
Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong giám sát trồng rừng ven biển. Ảnh CLN

Có được kết quả trên là nhờ thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số trong ngành lâm nghiệp đã và đang giúp lực lượng kiểm lâm dễ dàng phát hiện những biến động của rừng và đất lâm nghiệp, nhất là các vụ phá rừng, cháy rừng ở mọi vị trí, thời điểm… với tính chính xác cao nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Theo đó, các công nghệ hiện đại như AI, IoT và GIS đã và đang đóng góp tích cực vào công tác quản lý và bảo vệ rừng, giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành lâm nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức: các vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn ra, khai thác thác tài nguyên rừng không bền vững dẫn đến suy thoái hệ sinh thái rừng; cạnh tranh thương mại đối với các mặt hàng từ gỗ ngày càng lớn, đòi hỏi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm từ rừng... Vì vậy, cần phải tăng cường các giải pháp quản lý hiệu quả hơn để quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững. Đồng thời, nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng và đảm bảo các sản phẩm lâm sản có nguồn gốc hợp pháp.

Sẽ xây dựng hệ sinh thái lâm nghiệp số toàn diện

Từ năm 2013, ngành lâm nghiệp đã xây dựng hệ thống nền thông tin quản lý. Theo đó, hệ thống này đóng vai trò là nền tảng để tiếp nhận, tích hợp, kết nối các phần mềm, ứng dụng chuyên ngành, phục vụ cho việc cập nhật dữ liệu, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành lâm nghiệp. Nhờ đó, dữ liệu chuyên ngành lâm nghiệp hiện có đã được cài đặt, tích hợp vào hệ thống với các cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng, về điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, thông tin mùa vụ trồng rừng, các khu rừng đặc dụng…

Cùng với đó, các đơn vị trong lĩnh vực lâm nghiệp đã xây dựng và ứng dụng công nghệ 4.0 để tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ có ứng dụng thực tế cao, góp phần quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên rừng như hệ thống cảnh báo cháy rừng tự động; hệ thống phát hiện sớm cháy rừng; biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động; bộ quan trắc mặt đất giám sát cháy rừng; hệ thống phát hiện sớm mất rừng. Trong lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản là hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng hợp pháp - ITWOOD. Trong xây dựng nền tảng để phát triển thông tin, dữ liệu dùng chung là hệ thống thông tin Lâm nghiệp - Forestry 4.0.

anh-3-ung-dung-thiet-bi-bay-khong-nguoi-lai-trong-giam-sat-da-dang-sinh-hoc-anh-cln.jpg
Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong giám sát đa dạng sinh học. Ảnh CLN

Chính nhờ ứng dụng công nghệ số trên đã giúp công tác quản lý, điều hành và ra quyết định kịp thời và chính xác, công tác giám sát tài nguyên rừng hiệu quả hơn. Nhờ đó, giảm thiểu nguy cơ suy thoái rừng và cải thiện khả năng bảo vệ tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, do hệ thống nền tảng công nghệ số này được xây dựng từ năm 2013 nên đến thời điểm hiện tại, hệ thống này đã có nhiều tính năng, tiện ích không còn phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng ngày càng cao với các ứng dụng, dịch vụ công nghệ số thông minh như phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics); Công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI, với việc ứng dụng AI để phân tích hình ảnh và dữ liệu từ vệ tinh, drone hoặc cảm biến; hỗ trợ nhận diện loại cây, xác định khu vực rừng bị tổn hại hoặc bị chặt phá trái phép; ứng dụng trong theo dõi nguồn gốc gỗ; nền tảng quản lý và giám sát rừng theo thời gian thực; phân tích carbon và phát thải khí nhà kính từ rừng…

Để khắc phục những bất cập này, hiện ngành lâm nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quá trình quản lý rừng. Theo đó, ngành lâm nghiệp sẽ xây dựng hệ sinh thái lâm nghiệp số toàn diện, từ quản lý rừng, khai thác tài nguyên, đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao năng lực quản lý, giám sát tài nguyên rừng một cách chính xác, kịp thời thông qua các ứng dụng công nghệ số. Đồng thời, tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý và thực thi công việc của các cơ quan lâm nghiệp các cấp.

Xã hội

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường
Xã hội

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường

Thực trạng các kho, bãi xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không mới, thế nhưng những ảnh hưởng của thực trạng này lại không nhỏ. Thời gian qua, lò sấy cau chui trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk liên tục được phát hiện, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.