"Đòn bẩy" thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn

Tại Tọa đàm "Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, các diễn giả nhấn mạnh, phải xem rác thải là một nguồn tài nguyên và cần có các cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Xử lý rác còn nhiều điểm nghẽn

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam đang đối mặt với áp lực rất lớn khi lượng rác thải ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày các đô thị thải ra khoảng 38.000 tấn rác sinh hoạt, khu vực nông thôn khoảng 32.000 tấn. Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị tăng trung bình 10 đến 16% mỗi năm. Ngành công nghiệp mỗi năm thải ra khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn, trong đó khoảng 8,1 triệu tấn từ các khu công nghiệp.

Đại biểu dự Tọa đàm Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam. Ảnh: Duy Thông
Đại biểu dự Tọa đàm Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam. Ảnh: Duy Thông

Theo Bộ Công Thương, dự kiến đến năm 2025 sẽ có 248 triệu tấn tro, xỉ tích lũy của 29 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và đến năm 2030 sẽ là 422 triệu tấn, đòi hỏi một quỹ đất rất lớn làm bãi chứa, cùng với lượng rất lớn chất thải từ chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm; sau thu hoạch từ sản xuất nông nghiệp; chất thải bệnh viện… Bên cạnh đó, mỗi năm nước ta thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường.

nguyenthivietnga-2.jpg
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Tại tọa đàm, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, những năm qua, qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, có nhiều ý kiến phản hồi về tình trạng rác thải đang rất trầm trọng. Ở khu vực nông thôn hiện nay thiếu các phương tiện thu gom và thiếu cơ sở xử lý rác thải, chủ yếu là gom lại một chỗ. Bên cạnh đó, có thực trạng đáng buồn là ở nhiều nơi, địa bàn giáp ranh giữa đơn vị hành chính này với đơn vị hành chính kia lại là nơi đổ rác thải. Các đô thị cũng phải đối mặt với tình trạng rác thải ngày một tăng nhưng khâu thu gom và xử lý rất hạn chế, ảnh hưởng đến môi trường.

nguyenhuudung-2.jpg
Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, GS.TS Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Trong khi đó, phương pháp xử lý rác thải chính hiện nay của nước ta là chôn lấp, với kỹ thuật đơn giản. GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, cho biết, công nghệ xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp, tiếp đến là chế biến phân vi sinh và thiêu đốt…, nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Cụ thể, các quy định về trạm trung chuyển, phân loại rác tại nguồn chưa khả thi. Vấn đề phí thu gom rác sinh hoạt hiện nay cũng rất nan giải. Đối với rác công nghiệp, rác y tế, rác nguy hại đều thu phí nên có kinh phí để vận hành, nhưng với rác thải sinh hoạt hiện nay Nhà nước vẫn còn bao cấp. Luật Bảo vệ môi trường (2020) quy định sẽ thu phí theo khối lượng rác - vậy phải khảo nghiệm để thu như thế nào? Việc thu phí giữa khu dân cư nghèo và khu dân cư cao cấp, biệt thự, chung cư… cũng cần có quy định cụ thể. Tiếp đến là câu chuyện đầu tư thế nào để các địa phương có thể xây dựng được hạ tầng thu gom và xử lý đồng bộ.

hoangduongtung-1.jpg
Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Ủy viên thường vụ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, TS. Hoàng Dương Tùng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Ủy viên thường vụ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cho rằng, việc xử lý rác thải quá phức tạp nên nhiều địa phương muốn đốt, thay vì tìm cách xử lý để biến rác thành tài nguyên. Trong việc sử dụng công nghệ xử lý, tái chế nhằm biến rác thành tài nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có hướng dẫn về mặt kỹ thuật nhưng các địa phương vẫn khá lúng túng trong thực hiện. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định từ ngày 1.1.2025 phải thực hiện phân loại rác tại nguồn nhưng có lẽ để đạt được mục tiêu vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều địa phương lúng túng trong việc xử lý rác sinh hoạt, người dân có thể phân loại rác tại nguồn, nhưng sau đó việc thu gom, xử lý thực hiện như thế nào cũng chưa rõ.

Khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia xử lý rác thải

Các diễn giả cho rằng, việc phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

buithian-6.jpg
Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Theo PGS.TS. Bùi Thị An, ĐBQH Khóa XIII, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, để doanh nghiệp và người dân tham gia thì cần có cơ chế hấp dẫn để họ thấy có thể tồn tại và phát triển được doanh nghiệp của mình trên cơ sở xử lý rác thải và thực hiện kinh tế tuần hoàn. Với người dân, để thay đổi được thói quen cũng phải dễ dàng. Kinh nghiệm nhìn từ câu chuyện mũ bảo hiểm, lúc đầu khó, nhưng hiện nay ai cũng tự giác thực hiện mỗi khi tham gia giao thông. “Cứ phải dần dần, phải giáo dục nhưng đi kèm chế tài phạt”.

phamvanhoa-5.jpg
Đại biểu Quốc hội (Đồng Tháp) Phạm Văn Hòa chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề xuất, ngoài việc hỗ trợ về đất đai, Nhà nước cần có thêm chính sách phù hợp hơn để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sẵn sàng tái chế rác thải thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức phân loại rác thải cho người dân, người thu gom và người xử lý.

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á luật hóa kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Vì vậy, Luật có quy định về việc phân loại rác thải tại nguồn, quy định về mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất về thu hồi rác trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Luật cũng quy định về phân loại xanh, trái phiếu xanh, tín dụng xanh, cũng như thuế, phí, đất đai để hỗ trợ cho các nhà đầu tư cũng như người dân và doanh nghiệp tổ chức thực hiện.

nguyendinhtho-3.jpg
Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Tuy vậy, thời điểm phải thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, từ ngày 1.1.2025, đã cận kề nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị, đặc biệt là liên quan đến hạ tầng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, tái chế và tái sử dụng chất thải. Chất thải phân loại xong thì đưa đi đâu và được tái chế như thế nào? Một trong những giải pháp chúng ta thực hiện trong thời gian qua là đốt rác, thu hồi năng lượng. Tuy nhiên, giải pháp này cũng tồn tại nhiều yếu tố liên quan đến yếu tố độc hại liên quan đến môi trường và việc sử dụng đốt rác chưa triệt để. Vì vậy, thời gian tới, cần tiếp tục cải cách về thể chế, quy định pháp lý liên quan đến định mức, cách thức phân loại, cách tổ chức phân loại và thu phí rác thải theo thải lượng ở các địa phương. Cùng với đó là đầu tư vào hạ tầng thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải; huy động nguồn tài chính xanh, tài chính khí hậu để hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải.

Xã hội

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối
Xã hội

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Vào lúc 23h30 ngày 27.11.2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất việc đóng điện giai đoạn 1 của Dự án Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, cung cấp nguồn điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành – công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư đồi Ngân hàng (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do Agribank cấp tín dụng.
Đời sống

Agribank chung tay vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt

Thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Agribank đã tích cực tham gia xây dựng chương trình tín dụng cho nhà ở xã hội với cam kết phân bổ 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Với các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, Agribank đang là ngân hàng thương mại dẫn đầu về triển khai cho vay nhà ở xã hội.

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Đời sống

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng khẳng định đây là bước đi quan trọng nhằm chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Quang cảnh đối thoại năm 2023
Đời sống

Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân với cán bộ, viên chức, người lao động

Chiều 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo với cán bộ, viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chủ trì Hội nghị.

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”
Xã hội

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”

Sáng 27.11, tại Hà Nội, Trường Sĩ quan Chính trị chủ trì phối hợp với Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm. Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.