Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Rác thải là vấn nạn trầm trọng

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ: “Là một đại biểu Quốc hội, tôi thường xuyên đi tiếp xúc cử tri và tiếp công dân. Trong mấy năm gần đây tiếp xúc cử tri và tiếp công dân, tôi thường nhận được ý kiến phản hồi tình trạng rác thải đang trở nên rất trầm trọng… Ngay trên diễn đàn Quốc hội, tôi cũng từng ý kiến rất nhiều lần về vấn đề xử lý rác thải cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường”.

nguyenthivietnga-1.jpg
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Về tình trạng rác thải đang rất trầm trọng, bà Nguyễn Thị Việt Nga nói rõ thêm: Ở khu vực nông thôn đang thiếu các phương tiện thu gom và thiếu các cơ sở xử lý rác thải. Chính vì vậy, hầu hết các khu vực nông thôn, rác thải bây giờ chỉ được thu gom lại một chỗ. Có một tình trạng đáng buồn khi đi về các làng quê, hầu hết những địa bàn giáp ranh giữa đơn vị hành chính này với đơn vị hành chính kia, ví dụ giữa xã này với xã khác, giữa làng này với làng khác, là chỗ đổ rác thải, bởi vì không có phương tiện xử lý, cũng không có bãi chôn lấp. Đến đầu làng, đầu xã là rác thải tràn ngập và người dân rất phàn nàn.

Trong khi đó, ở các đô thị, hầu như đô thị nào cũng phải đối mặt với tình trạng rác thải hằng năm ngày một gia tăng, nhưng việc thu gom và xử lý rất hạn chế, đặc biệt là khâu xử lý.

Rác thải không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, hệ thống sông Bắc Hưng Hải từng là một niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Bắc một thời, nhưng bây giờ đã biến thành một “hệ thống sông chết” và đi đôi với “hệ thống sông chết” ấy là những “cánh đồng chết”. Nhân dân phản ánh không thể lấy nước từ Bắc Hưng Hải để canh tác được, khi nước thường xuyên đen và bốc mùi, lúa và các cây trồng khác không sống được!

Song song với “dòng sông chết” và “cánh đồng chết” đấy là những cộng đồng dân cư phải đối mặt với mưu sinh và đối mặt với bệnh tật. Nhiều nơi phản ánh là do ô nhiễm môi trường mà cả làng, cả xã đã mắc những chứng bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh ngoài da và bệnh nặng hơn nữa.

Chưa biến rác thành tài nguyên

Đi đôi với rác thải ngày một tăng và chưa xử lý được rác thải, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cũng nhấn mạnh: Chúng ta chưa sử dụng được rác, chưa biến rác thành nguồn tài nguyên. Điều đó thể hiện chúng ta đang lãng phí rất lớn từ rác thải. Nghĩa là, rác thải bây giờ vẫn chỉ là rác thải, chúng ta chưa biến được rác thành tài nguyên đúng nghĩa.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga kể lần đầu tiên được biết đến khái niệm “tài nguyên rác” khi tham gia một khóa học bồi dưỡng ở Nhật Bản cách đây gần chục năm và rất ấn tượng với việc phân loại rác tại nguồn của Nhật Bản. Chuyên gia của nước bạn cho biết ở Nhật Bản không có khái niệm rác thải, mà gọi là “tài nguyên rác”, tất cả những thứ rác sau thu gom đều được tái tạo, sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, phần phải bỏ đi là rất ít.

Trong khi đó, soi chiếu trở lại Việt Nam, với lượng rác thải khổng lồ mới được xử lý hết sức thô sơ, thì chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ. Nhận định như vậy, bà Nguyễn Thị Việt Nga góp ý: Ngay trong thời điểm này, chúng ta phải hành động để có thể sử dụng tốt nhất biến rác thành tài nguyên. Khi biến được rác thành tài nguyên, chúng ta sẽ làm sạch môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người được tốt hơn.

Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Quang cảnh đối thoại năm 2023
Đời sống

Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân với cán bộ, viên chức, người lao động

Chiều 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo với cán bộ, viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chủ trì Hội nghị.

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”
Xã hội

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”

Sáng 27.11, tại Hà Nội, Trường Sĩ quan Chính trị chủ trì phối hợp với Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm. Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường
Xã hội

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường

Thực trạng các kho, bãi xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không mới, thế nhưng những ảnh hưởng của thực trạng này lại không nhỏ. Thời gian qua, lò sấy cau chui trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk liên tục được phát hiện, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.