Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Những quyết sách đáp ứng đòi hỏi thực tiễn

Diễn ra ngay trong những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ, với niềm tin, sự quyết tâm được lan tỏa rộng khắp trước những thời cơ vận hội mới đang mở ra, những quyết sách vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước và phúc đáp ngay đòi hỏi thực tiễn, được đông đảo cử tri, Nhân dân theo dõi. Hàng loạt nội dung lớn mang tầm chiến lược được cân nhắc cẩn trọng, thông qua với sự đồng thuận cao đã một lần nữa phản ánh rõ nét bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội. Trong đó, mục tiêu cao nhất hướng đến là sự phồn thịnh của đất nước, hạnh phúc của Nhân dân trong bối cảnh cả dân tộc đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên phát triển mới.

Khắc phục ngay những “lực cản” phát triển

Một khối lượng công việc đồ sộ được giải quyết rốt ráo, chất lượng trong khoảng thời gian chưa đến một tuần làm việc đã khẳng định tinh thần nỗ lực rất cao của Quốc hội, Chính phủ, từng ĐBQH và các cơ quan, đơn vị hữu quan để xem xét, quyết nghị hàng loạt nội dung lớn mang tầm chiến lược trên nhiều lĩnh vực; đáp ứng ngay những đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình. Nhiều ý kiến cử tri, Nhân dân đã nhấn mạnh như vậy khi chia sẻ về các quyết sách được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, Quốc hội đã xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết và tiến hành công tác nhân sự để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Đồng thời, thông qua 6 nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án quan trọng.

Cử tri Trần Thị Thu Hiền (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đánh giá, những áp lực đặt ra đối với từng quyết nghị của Quốc hội rất lớn bởi thời gian làm việc khẩn trương, trong khi những vấn đề đặt lên bàn nghị sự vừa khó, vừa phức tạp nhưng vẫn phải bảo đảm yêu cầu “trúng - đúng”, chất lượng, triển khai được ngay vào cuộc sống ngay khi ban hành. Mặc dù vậy, những quyết đáp từ Hội trường Diên Hồng trong kỳ họp vừa qua hết sức nhanh nhạy; thể hiện rõ nét bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước; đáp ứng được niềm tin, sự kỳ vọng của cử tri, Nhân dân.

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 6 Nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành. Ảnh: Hồ Long

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 6 Nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm, cử tri Đinh Thái Sơn (Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 11, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là yêu cầu được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Đúng như Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đã tiếp tục được phát huy, minh chứng là các dự án luật được thông qua tại kỳ họp này thể hiện sự kịp thời, phù hợp tất yếu khách quan, mang tầm nhìn xa, “bắt đúng mạch, vạch trúng điểm nghẽn” để khẩn trương khắc phục những “lực cản” làm chậm sự phát triển của đất nước.

“Những quyết định lịch sử, đột phá cho sự phát triển của đất nước đã được hoạch định vào đúng thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc”, Luật sư Trần Đình Thắng (Đoàn Luật sư Hà Nội) đã nhắc lại phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi chia sẻ về những ấn tượng khi theo dõi kỳ họp vừa qua. Theo đó, Quốc hội đã quyết định các luật, nghị quyết mang tính nền tảng để cả nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhằm kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị và của Tổng Bí thư Tô Lâm về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Cụ thể, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Bên cạnh đó, là Nghị quyết về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và 4 nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. “Với hành lang pháp lý vừa được thể chế, đây là nền tảng để cuộc cách mạng về đổi mới mô hình tổng thể của hệ thống chính trị, công tác tổ chức, cán bộ và tinh gọn biên chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ từ Trung ương đến địa phương đi đến những thành tựu”, Luật sư Trần Đình Thắng nhấn mạnh.

Lan tỏa niềm tin, quyết tâm hành động

Với đông đảo cử tri, Nhân dân cả nước, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín để lại những dấu ấn quan trọng khi Quốc hội đã thống nhất thông qua 6 nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Đáng chú ý, mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên đã được bổ sung vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra để Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện cũng hết sức cụ thể, rõ ràng.

Quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ đã nhanh chóng lan tỏa đến các địa phương trong cả nước, nhận được sự ủng hộ rất cao của cử tri, Nhân dân. Trong những ngày qua, HĐND các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng ngay lập tức tổ chức các kỳ họp chuyên đề để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng với quyết tâm cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo nền tạo nền tảng vững chắc, để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số từ năm 2026 - năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và giữ mức tăng trưởng này trong thời gian đủ dài để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.

Dõi theo những quyết sách được Quốc hội thông qua tại kỳ họp, Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng nhận được sự đánh giá rất cao của cả các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và những người làm công tác nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ trong cả nước. Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Khoa học và công nghệ cơ khí Trí Đạt Đinh Văn Giang, với nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội đã thể hiện sự tích cực trong hoàn thiện thể chế, các quy định để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW vừa được Bộ Chính trị ban hành. Trong đó, việc trao một số cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi vượt trội sẽ có tác động rất lớn nhằm huy động nguồn lực từ xã hội vào lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo”, ông Đinh Văn Giang nhấn mạnh.

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng nhà dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai xây dựng các dự án. Song song đó, với việc tán thành Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc hội đã coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa cấp bách vừa chiến lược, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn trong triển khai để sớm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững…

Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã khép lại thành công. Cả nước đang tràn đầy niềm tin thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra trong năm cuối của nhiệm kỳ. Cử tri cả nước tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng nền tảng là thể chế, chính sách thông thoáng; cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện; nguồn lực và không gian phát triển được tăng cường sẽ là tiền đề đưa đất nước vững vàng vươn đến những tầm cao.

Quốc hội và Cử tri

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương, tích cực chủ động xử lý các kiến nghị của địa phương Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chính sách và cuộc sống

Xóa bỏ triệt để tư duy xin - cho

Sáng qua, chỉ hai ngày sau khi Quốc hội kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ với các địa phương sau khi Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với những đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động, về phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ và chính quyền các địa phương.

TS Việt
Diễn đàn Quốc hội

Sớm ban hành chương trình hành động để thực thi ngay các quyết sách mới

Cho rằng Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã thành công khi đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho công cuộc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá về hoàn thiện cơ sở hạ tầng, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đề xuất, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương sớm ban hành kế hoạch, chương trình hành động để đưa các quyết sách vào cuộc sống.

Sẵn sàng đưa đất nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Sẵn sàng đưa đất nước phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao. Kết quả kỳ họp ngoài mục đích Trung ương nêu gương, đi đầu tinh gọn bộ máy mà sâu xa hơn như Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng nhấn mạnh: Để đưa đất nước phát triển, có 2 nhiệm vụ rất quan trọng là phải có sự tăng trưởng kinh tế, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực. Muốn vậy, phải tinh gọn bộ máy. Chỉ khi hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước được phát huy thì đất nước mới phát triển.

Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hồ Long
Chính sách và cuộc sống

Tạo đà bứt phá cho khoa học, công nghệ

Sáng qua (19.2), tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, với 454/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,12%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Để thực thi pháp luật không còn là “khâu yếu”!

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, dự thảo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm (VBQPPL), quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành VBQPPL.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ; đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, 461/461 ĐBQH biểu quyết tán thành
Diễn đàn Quốc hội

Nền tảng vững chắc để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã được 100% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cũng được 99,56% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua. 

Đây là hai trong số các Luật được sửa đổi tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội với hai dự luật cũng đã cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc bảo đảm cao nhất chất lượng các dự luật.

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
Lập pháp

Tăng cường gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

Sự thiếu gắn kết giữa quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật. Nhằm khắc phục các hạn chế hiện nay và thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã bổ sung quy định về tổ chức thi hành và nguồn lực thi hành.

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật
Lập pháp

Cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật

Để bảo đảm được tính liên tục trong suốt quá trình xây dựng dự án luật và nâng cao hiệu quả thi hành luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo.

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật
Lập pháp

Tiếp tục thu gọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã quy định cụ thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các quan điểm chỉ đạo mới thì việc thu gọn các loại/hình thức văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết.

ĐBQH Trần Quốc Nam (Ninh Thuận) Ảnh Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Dứt khoát phải rõ người, rõ việc, rõ cơ chế

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong những điển hình để chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Khẳng định điều này, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, để có thể đạt mục tiêu đến năm 2030, muộn nhất là 2031 sẽ đưa các nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động, thì việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án này là hết sức cấp thiết và cấp bách. Và muốn thực hiện được, thì trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phải rõ người, rõ việc và rõ cơ chế.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Tạo "lối mở" và thực sự "cởi trói" để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu

Cơ chế chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến khi thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách
Lập pháp

Đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật: Vừa nâng cao chất lượng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách

Nhằm khắc phục những hạn chế của quy trình xây dựng pháp luật hiện hành và thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã quy định đổi mới toàn diện, mạnh mẽ quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Xây dựng nghị định trong bối cảnh luật khung

Tuần trước, trong phát biểu góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại hội trường, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm đánh giá tác động và lấy ý kiến rộng rãi với các chính sách có tác động trên phạm vi rộng khi ban hành nghị định; bởi lẽ, tới đây, luật chủ yếu ban hành ở dạng nguyên tắc và rất nhiều vấn đề chính sách sẽ nằm trong các nghị định.