Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk lấy ý kiến góp ý 6 dự thảo luật

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo luật và nghị quyết dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

img-9058.jpg
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Nguyệt phát biểu tại hội nghị

Tham dự hội nghị có các đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện một số cơ quan tư pháp, sở, ngành cấp tỉnh; cùng lãnh đạo UBND và Phòng Nội vụ một số huyện.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, góp ý đối với 6 dự thảo luật và 2 dự thảo nghị quyết gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Thanh tra; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Tố tụng hình sự; Luật Quảng cáo; Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội và Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc một số dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

img-9062.jpg
Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk phát biểu góp ý

Các ý kiến đóng góp tập trung vào việc rà soát tính đồng bộ giữa các dự thảo luật với hệ thống pháp luật hiện hành; bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực tế; đồng thời, đề xuất điều chỉnh một số quy định nhằm làm rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tránh chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật liên quan. Nhiều đại biểu cũng kiến nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm một số vướng mắc phát sinh từ thực tiễn để có điều chỉnh phù hợp, nhất là đối với các lĩnh vực có tác động trực tiếp đến công chức, cán bộ cơ sở và cơ quan quản lý địa phương.

img-9060.jpg
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk phát biểu

Đại biểu cũng bày tỏ quan tâm đến tính đặc thù trong cơ chế, chính sách đang được đề xuất thí điểm; đồng thời, cho rằng cần có đánh giá tác động đầy đủ, tránh phát sinh bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện nếu nghị quyết được thông qua.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu, cơ quan, đơn vị trong tham gia góp ý dự thảo luật, nghị quyết; ghi nhận những ý kiến góp ý xác đáng, gắn với thực tiễn địa phương là cơ sở quan trọng để Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, báo cáo các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời khẳng định, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa thực tiễn và hoạt động lập pháp, bảo đảm các chính sách khi ban hành phù hợp, sát với đời sống và khả thi trong thực hiện.

img-9057.jpg
Quang cảnh hội nghị

Theo dự kiến, Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc vào đầu tháng 5 tới tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các dự thảo luật, nghị quyết đang được lấy ý kiến tại địa phương.

Quốc hội và Cử tri

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.