Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025

Lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động giám sát theo lĩnh vực phụ trách. Đoàn ĐBQH các địa phương cần chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong giải quyết, rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể đã được đề cập tại báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng. Đồng thời, tích cực lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát hoặc đề xuất, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát.

Đây là kiến nghị của Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát tại Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025 trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 44.

Cử tri và Nhân dân đồng tình, ủng hộ công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

avatar
Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025. Ảnh: Hồ Long

Trong Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, từ đó tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030.

Công tác an sinh xã hội được các cấp, các ngành, địa phương được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được thực hiện quyết liệt trên cả nước, được cử tri và Nhân dân đồng tình, ủng hộ rất cao. Công tác hoàn thiện thể chế, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy được thực hiện quyết liệt, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ.

Cử tri và Nhân dân cũng hết sức quan tâm những nội dung trong chương trình Kỳ họp thứ Chín, nhất là việc Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan đến sửa đổi Hiến pháp nhằm phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW; xem xét cho ý kiến, thông qua những dự án luật có nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Kỳ họp thứ Chín cũng là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng Quốc hội có những quyết sách quan trọng để tháo gỡ khó khăn, góp phần phát triển kinh tế đất nước, ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

Cùng với đó, cử tri và Nhân dân quan tâm, đồng tình ủng hộ công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ đạo triển khai quyết liệt, khẩn trương, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính; việc bố trí việc làm sau khi sáp nhập xã, tỉnh, bỏ cấp huyện đặc biệt khi nhập xã, tỉnh thì các hồ sơ, giấy tờ cá nhân... sẽ phải làm lại, thủ tục cấp đổi có dễ dàng, nhanh chóng hay khó khăn…

Mặt khác, cử tri và Nhân dân đặc biệt lo lắng về tình trạng cháy nổ xảy ra ở nhiều nơi, nhiều vụ cháy thiệt hại lớn về tài sản của doanh nghiệp, hộ gia đình; hoạt động khám, chữa bệnh trá hình để moi tiền người dân; mạo danh bác sĩ các bệnh viện lớn, không có chứng chỉ hành nghề y nhưng vẫn tư vấn, khám chữa bệnh; tình hình thời tiết thất thường, hanh khô nên có nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh ảnh hưởng sản xuất và chăn nuôi; tình hình dịch sởi bùng phát nhanh; về việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cử tri và Nhân dân đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, chủ động tìm cách khắc phục, kiên trì giữ vững các mục tiêu kinh tế của năm 2025. Song, bà con còn lo lắng về nguy cơ tác động không nhỏ đến sản xuất, việc làm trong nước, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu...

Rà soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp giải quyết khiếu kiện ngay từ cơ sở

Ngoài một số nội dung cử tri phản ánh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số nội dung cử tri quan tâm hiện nay.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cụ thể, tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính nhằm tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, các lực lượng từ Trung ương đến cơ sở. Qua đó, bảo đảm việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả cao nhất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước; khơi dậy khát vọng, ý chí, quyết tâm trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng, xây dựng thành công nước Việt Nam XHCN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp và trao đổi với phía Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng và hợp tác để tìm ra các giải pháp thiết thực, góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước.

Đề nghị Thanh tra Chính phủ tăng cường hơn nữa công tác thanh kiểm tra việc thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; rà soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp giải quyết khiếu kiện ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc phát sinh các vụ việc mới; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện có hiệu quả việc rà soát giải quyết một số vụ việc phức tạp...

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cũng kiến nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quan tâm hơn nữa hoạt động giám sát theo lĩnh vực phụ trách, nhất là việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan đến lĩnh vực phụ trách đã được đề cập trong báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng.

Đoàn ĐBQH các địa phương cần chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc giải quyết, rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể đã được đề cập tại báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng; tích cực lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát hoặc đề xuất, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát; không chuyển các đơn khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết hết thẩm quyền, đúng quy định pháp luật đến người có thẩm quyền giải quyết khi không có căn cứ xác đáng.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu phát động cuộc vận động cả nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tại Phiên họp thứ 44, UBTVQH thống nhất với nhận định, cử tri và Nhân dân hoan nghênh Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã bổ sung nội hàm phòng, chống lãng phí. Đồng thời, ghi nhận kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là cần nghiên cứu phát động Cuộc vận động “Cả nước chung tay thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, để chủ trương này thấm, ngấm vào từng cơ quan đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi gia đình, từ đó tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Để không còn “khoảng trống” pháp luật

Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội tại kỳ giám sát năm 2023, đã ban hành thêm được 52 văn bản quy định chi tiết còn “nợ đọng” từ trước. Tuy nhiên, vẫn còn 35 nội dung quy định chi tiết thi hành của 14 luật, 2 pháp lệnh chưa được ban hành, trong đó có nội dung đã “nợ đọng” hơn 10 năm và đã nhiều lần kiến nghị. Thực trạng này được Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình đưa ra tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Chiều 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo các Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV tới. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín

Sáng 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật tương trợ tư pháp về dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật (Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản) và các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.