Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Bổ sung chính sách về Cơ quan pháp quy hạt nhân

Tại bản Dự thảo số 5.1 của Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), gọi tắt là Dự thảo, vẫn còn một số nội dung cần làm rõ.

Đối với chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Dự thảo cần bổ sung một chính sách về Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia. Đây là một cơ quan quản lý nhà nước được giao trách nhiệm để bảo vệ con người, tài sản và môi trường khỏi các tác hại không mong muốn của bức xạ. Vì vậy, phải có chính sách quy định Chính phủ phải thành lập Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, có thẩm quyền được pháp luật giao và được bảo đảm đầy đủ nhân lực, tài lực và năng lực hỗ trợ kỹ thuật nội tại để thực hiện các trách nhiệm quản lý pháp quy hạt nhân đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, phù hợp với Nguyên tắc an toàn cơ bản số 2 của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và quy định của Công ước quốc tế về an toàn hạt nhân.

Bên cạnh đó, cần có quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và các chức năng pháp quy của cơ quan này trong Luật phù hợp với hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử mẫu (Luật mẫu) của IAEA. Các chức năng pháp quy của cơ quan này bao gồm: xây dựng các quy định pháp quy, cấp phép, thanh tra và thẩm định, xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành, thông tin đại chúng và phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quản lý pháp quy hạt nhân.

Dự thảo Luật mới quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân tại Khoản 2 Điều 7. Để phù hợp với hướng dẫn của IAEA thì nên quy định Điều 7 về Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia với các nhiệm vụ như đã quy định ở Khoản 2 Điều 7. Trên cơ sở đó, ở các quy định về cấp phép cho dự án điện hạt nhân trong Dự thảo sẽ quy định trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia như hướng dẫn trong Luật mẫu của IAEA.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Định nghĩa cơ sở bức xạ tại Điều 17 cần chỉnh sửa để không bỏ sót các loại hình cơ sở bức xạ. Theo đó, chỉ nên ghi 2 loại hình chiếu xạ thuộc về cơ sở bức xạ là cơ sở chiếu xạ sử dụng máy gia tốc và cơ sở chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ. Không nên định nghĩa cơ sở bức xạ theo mục đích chiếu xạ. Trong Dự thảo nêu 4 loại hình chiếu xạ gồm xạ trị, khử trùng, đột biến, biến tính vật liệu; tuy nhiên đang thiếu chiếu xạ thanh trùng, chiếu xạ kiểm dịch…

Yêu cầu về bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân tại Điều 29 chưa đầy đủ, thiếu yêu cầu trong lựa chọn địa điểm, thiết kế, chế tạo thiết bị hạt nhân, cơ sở hạt nhân. Do đó, Dự thảo cần phải bổ sung nội dung này.

Quy định cụ thể, minh bạch về cấp phép

Liên quan các giai đoạn cấp phép của dự án điện hạt nhân, theo hướng dẫn của IAEA (xem Chương 6 của Luật mẫu quy định về an toàn cơ sở hạt nhân), Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia chịu trách nhiệm về cấp phép theo 6 giai đoạn của dự án điện hạt nhân, bao gồm: phê duyệt địa điểm; phê duyệt thiết kế; kiểm soát việc chế tạo và cấp phép xây dựng; vận hành thử; vận hành và tháo dỡ. Trong quá trình cấp phép nếu có vấn đề liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước khác như môi trường, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy… thì Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia sẽ phối hợp hay tham vấn với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trước khi ban hành giấy phép. Khi đó, đầu mối quản lý trực tiếp dự án điện hạt nhân chỉ có Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia theo thông lệ quốc tế.

Quy định về cấp phép trong Dự thảo trong từng giai đoạn nên giống với hướng dẫn Luật mẫu của IAEA. Theo đó, trong mỗi giai đoạn cấp phép cần có 3 khoản với các quy định cụ thể.

Khoản 1: trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân (cơ quan cấp giấy phép), gồm thẩm định, đánh giá và thanh tra để có thể cấp giấy phép theo từng giai đoạn; kiểm soát liên tục; thay đổi giấy phép và thu hồi giấy phép. Khoản 2: trách nhiệm của chủ đầu tư/tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân, gồm chuẩn bị các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; quản lý an toàn; thẩm tra an toàn; các vấn đề liên quan khác. Khoản 3: điều kiện để được cấp phép. Dự án điện hạt nhân là dự án với tổng mức đầu tư rất lớn nên cần có quy định hết sức rõ ràng, cụ thể và minh bạch về cấp phép. Mọi sự chậm trễ trong thủ tục cấp phép do sự không rõ ràng, cụ thể, công khai, minh bạch sẽ làm tăng chi phí đầu tư cho dự án do lãi vay ngân hàng. Ngoài ra, việc chậm đưa nhà máy vào vận hành lại làm tổn hại về kinh tế cũng rất lớn (mỗi tổ máy 1000MW một ngày sẽ tạo ra 24 triệu kwh điện/ngày).

Vì vậy, các quy định về cấp phép trong Dự thảo phải hết sức rõ ràng và cụ thể. Các quy định trong Dự thảo chưa thực hiện đúng yêu cầu nêu trên theo hướng dẫn của IAEA. Giấy phép hoạt động điện lực của nhà máy điện hạt nhân nên quy định riêng, không nằm trong điều về cấp phép vận hành.

Một điểm đáng chú ý nữa là Dự thảo cần có quy định rõ về phê duyệt thiết kế cho 2 loại hình hoạt động. Một là, đối với nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu mà chúng ta nhập khẩu: quy định về thẩm định và phê duyệt chấp nhận áp dụng thiết kế do đối tác nước ngoài xuất khẩu cho Việt Nam đã được Cơ quan pháp quy hạt nhân của đối tác nước ngoài thẩm định và phê duyệt, có tính tới các điều kiện đặc thù của Việt Nam theo thông lệ quốc tế. Tham khảo Luật Năng lượng nguyên tử của một số nước nhập khẩu công nghệ điện hạt nhân ở nước ngoài.

Hai là, đối với nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế: Hiện Dự thảo đang thiếu loại hình này. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần lại phải xin phép Quốc hội một cơ chế đặc biệt, như vậy là không nên. Luật Năng lượng nguyên tử cần phải dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Ngoài ra, trách nhiệm của chủ đầu tư/tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân chưa được quy định đầy đủ trong các giai đoạn cấp phép, chưa phù hợp với hướng dẫn của IAEA. Chủ đầu tư/tổ chức vận hành phải chuẩn bị các loại hồ sơ và năng lực liên quan đáp ứng yêu cầu cho việc cấp phép theo giai đoạn để có cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ. Tuy nhiên, các giai đoạn cấp phép trong Dự thảo chỉ yêu cầu chủ đầu tư/tổ chức vận hành chuẩn bị Báo cáo phân tích an toàn trình cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia - như vậy là chưa đủ.

Theo hướng dẫn của IAEA, Báo cáo phân tích an toàn (SAR) chỉ có ở trong giai đoạn cấp phép xây dựng, cấp phép vận hành thử và cấp phép vận hành. Trong giai đoạn phê duyệt địa điểm và phê duyệt thiết kế có yêu cầu hồ sơ riêng theo quy định, không có báo cáo phân tích an toàn. Do đó, cần chỉnh sửa lại nội dung này để có cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ.

Công nghệ

Công an Bình Thuận tập huấn ứng dụng AI trong công tác quản lý
Quốc phòng - An ninh

Công an Bình Thuận tập huấn ứng dụng AI trong công tác quản lý

Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ chiến sỹ trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ các mặt công tác công an. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối tới 10 điểm cầu công an các địa phương.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
Công nghệ

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025. Năm nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số khi có tới 5 giải pháp được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và vinh danh tại sự kiện.

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5
Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Diễn ra thường niên từ năm 2021, chương trình dành riêng cho các tài năng công nghệ trẻ ngày càng mở rộng hơn về quy mô và chất lượng sinh viên tham gia. 

Nhân viên EVNHCMC hướng dẫn khách hàng cài đặt App EVNHCMC và thanh toán không dùng tiền mặt trên điện thoại thông minh
Công nghệ

Điện lực TP Hồ Chí Minh ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc - mọi nơi - mọi việc”.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan
Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống hải quan, hướng đến xây dựng mô hình hải quan số theo đúng định hướng của Chính phủ, Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030.

Quang cảnh hội thảo
Công nghệ

Bộ Công an khởi động cuộc thi giải pháp công nghệ "Data for Life" mùa 3

Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Khai trương Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ - đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số
Khoa học - Công nghệ

Khai trương Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ - đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số

Ngày 9.4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) chính thức khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tại địa chỉ truy cập: https://nq57.mst.gov.vn.

Vietcombank tiếp tục tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Công nghệ

Chuyển đổi số tại Vietcombank - Hành trình không ngừng nghỉ

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.

Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn ứng dụng AI trình bày tại hội thảo.
Công nghệ

Bắt nhịp xu hướng, triển khai ứng dụng công trình số

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.