TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến, kiến nghị tới Quốc hội, Chính phủ. Một trong những nội dung nổi bật là đề xuất Quốc hội sớm thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Trong đó, có việc xây dựng Đề án thành lập Khu Thương mại tự do Hải Phòng với một số chính sách đang được nghiên cứu, thiết kế theo hướng tiệm cận mô hình Trung tâm tài chính như: cơ chế tự do hóa lãi suất, cho phép sử dụng ngoại tệ linh hoạt, mở rộng hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

z6539798064013-4c71e87a768dd49f15edc087231b4729638811869653441354.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh

Liên quan đến điều chỉnh Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại diện lãnh đạo HĐND thành phố đề nghị tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách, có chuyên môn chuyên ngành sâu, khả năng phản biện cao; trao quyền nhiều hơn đối với các cơ quan, đại biểu dân cử…

Đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và các sở, ngành kiến nghị một số nội dung như: sớm có giải pháp kiểm soát hiệu quả lạm phát; việc phân cấp thẩm quyền mua sắm thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh tự chủ nhóm 3, nhóm 4; gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng đối với một số dự án, công trình…

z6539798122817-f236675e7eeeca349882e2725d3cf3eb638811870102821752.jpg
Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đại diện lãnh đạo các sở, ngành cũng kiến nghị Trung ương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia. Nhất là về thể chế, cần xem xét, ưu tiên sửa đổi một số luật để ưu tiên phát triển công nghệ mới, các dự án đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số chiến lược, có cơ chế tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp công nghệ, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao….

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu.

Bí thư Thành ủy cho biết: chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH thành phố đã tổ chức TXCT tại nhiều địa phương trên địa bàn. Qua đó, Đoàn đã kịp thời nắm bắt những phản ánh, kiến nghị cũng như các hiến kế tâm huyết từ cử tri, trong đó có nội dung liên quan đến việc thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tại hội nghị lần này, Đoàn ĐBQH thành phố tiếp tục ghi nhận các khó khăn, vướng mắc, những "điểm nghẽn", bất cập trong quá trình triển khai thực tiễn tại địa phương để tổng hợp, báo cáo, kiến nghị tới Quốc hội.

z6539797974259-3dc2b249eb5e29224bd69eaf0e9c402c638811870203760454.jpg
Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh

Bí thư Thành ủy thông tin thêm, Kỳ họp thứ Chín sẽ được tổ chức sớm hơn hai tuần và kéo dài hơn 15 ngày so với các kỳ họp trước, với nhiều nội dung quan trọng.

Liên quan đến ý kiến về kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Đoàn ĐBQh thành phố và các bộ, ban, ngành Trung ương, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.

Bí thư Thành ủy cũng nhấn mạnh yêu cầu các ĐBQH thành phố tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tham gia sâu sát, chất lượng hơn vào quá trình xây dựng nội dung các dự thảo luật, đặc biệt là các luật chuyên ngành. Trong thời gian diễn ra kỳ họp, cần kịp thời tham gia góp ý vào các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình tại kỳ họp, nhất là Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15.

Quốc hội và Cử tri

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.