Tư vấn tuyển sinh 2024:

Những điều cần biết về chương trình đào tạo tích hợp của Đại học Bách khoa Hà Nội

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số, Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng mô hình và các chương trình đào tạo theo hướng tích hợp đại học – sau đại học với hai định hướng: Nghiên cứu hàn lâm và Ứng dụng nghề nghiệp.

Trong tiến trình đổi mới đạo tạo đại học, tiệm cận chương trình và mô hình đào tạo tiên tiến, hiện đại trên thế giới nhằm hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thị trường lao động ngày một khắt khe, biến đổi nhanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số, Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng mô hình và các chương trình đào tạo theo hướng tích hợp đại học – sau đại học với hai định hướng:

- Định hướng nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu phát triển với chương trình Cử nhân – Thạc sĩ khoa học 4 + 1,5 năm (áp dụng tuyển sinh và đào tạo từ năm 2017).

- Định hướng ứng dụng nghề nghiệp với chương trình Cử nhân – Kỹ sư chuyên sâu đặc thù 4+ 1,5 năm (áp dụng tuyển sinh và đào tạo từ năm 2020).

Các chương trình bậc cử nhân (4 năm) được xây dựng theo hướng cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành vững chắc, kiến thức ngành rộng, chú trọng phát triển năng lực người học, phát triển các kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng mềm, học tập trải nghiệm.

Các chương trình thạc sĩ khoa học (1,5 năm) sẽ cung cấp cho người học kiến thức ngành rộng, tiên tiến để đáp ứng tốt với sự phát triển nhanh của kỹ thuật - công nghệ, chuyên ngành chuyên sâu gắn với hoạt động nghiên cứu để thích ứng tốt với công việc nghiên cứu phát triển hệ thống/sản phẩm kỹ thuật, bên cạnh đó người học được trang bị kiến thức liên ngành, kiến thức nền tảng về quản lý dự án nghiên cứu phát triển, trong đó đặc biết quan tâm tới việc nâng cao năng lực nghiên cứu và tư duy khoa học.

Các chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm) được thiết kế nhằm cung cấp cho người học các kiến thức chuyên môn chuyên sâu gắn với chuyên ngành hoặc lĩnh vực ứng dụng của ngành, kiến thức nền tảng về quản lý và triển khai dự án để thích ứng tốt với công việc thiết kế giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chú trọng đào tạo trải nghiệm, thực tế nghề nghiệp gắn với các nhà máy, doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp.

Người tốt nghiệp kỹ sư chuyên sâu đặc thù theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp sẽ có trình độ tương đương bậc thạc sĩ, xếp bậc trình độ 7 trong Khung trình độ quốc gia, được cấp văn bằng kỹ sư tương đồng với hầu hết các trường đại học kỹ thuật tại các nước phát triển.  

Tất cả các chương trình tích hợp cử nhân – thạc sĩ khoa học, cử nhân – kỹ sư chuyên sâu đặc thù có tổng thời gian 5,5 năm với khối lượng học tập 180 tín chỉ, được thiết kế đảm bảo tính liên thông về kiến thức, năng lực, trình độ giữa các bậc cử nhân, kỹ sư và thạc sĩ. 

Bên cạnh các chương trình chuẩn được giảng dạy bằng tiếng Việt, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiếp tục đổi mới các chương trình đào tạo tinh hoa (được gọi là EliTECH) bao gồm các chương trình tài năng, chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt tăng cường tiếng Pháp/Nhật, chương trình hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, phát triển năng lực, sở trường, khởi nghiệp sáng tạo theo các định hướng đào tạo chuyên sâu và hướng tới cung cấp nguồn nhân lực da dạng, có chất lượng cho thị trường việc làm toàn cầu.

Những điều cần biết về chương trình đào tạo tích hợp của Đại học Bách khoa Hà Nội -0
Mô hình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội

Chương trình đào tạo chuẩn của Đại học Bách khoa Hà Nội: 

TT

Tên chương trình 

Mã tuyển sinh

Tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ khoa học

Tích hợp Cử nhân – Kỹ sư chuyên sâu đặc thù

1

Kỹ thuật Cơ điện tử

ME1

Tích hợp

Tích hợp

2

Kỹ thuật Cơ khí

ME2

Tích hợp

Tích hợp

3

Kỹ thuật Ô tô

TE1

Tích hợp

Tích hợp

4

Kỹ thuật Cơ khí động lực

TE2

Tích hợp

Tích hợp

5

Kỹ thuật Hàng không 

TE3

Tích hợp

Tích hợp

6

Kỹ thuật Nhiệt

HE1

Tích hợp

Tích hợp

7

Kỹ thuật Sinh học 

BF1

Tích hợp

Tích hợp

8

Kỹ thuật Thực phẩm

BF2

Tích hợp

Tích hợp

9

Khoa học Máy tính

IT1

Tích hợp

Tích hợp

10

Kỹ thuật máy tính

IT2

Tích hợp

Tích hợp

11

Công nghệ Dệt May

TX1

Tích hợp

Tích hợp

12

Kỹ thuật Môi trường

EV1

Tích hợp

Tích hợp

13

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

EV2

Tích hợp

Tích hợp

14

Kỹ thuật Vật liệu

MS1

Tích hợp

Tích hợp

15

Kỹ thuật Hóa học

CH1

Tích hợp

Tích hợp

16

Hóa học

CH2

Tích hợp

17

Kỹ thuật in

CH3

Tích hợp

Tích hợp

18

Kinh tế công nghiệp

EM1

19

Quản lý công nghiệp

EM2

Tích hợp

20

Quản trị kinh doanh

EM3

Tích hợp

21

Kế toán

EM4

22

Tài chính - Ngân hàng

EM5

23

Toán - Tin

MI1

Tích hợp

Tích hợp

24

Hệ thống thông tin quản lý

MI2

25

Công nghệ giáo dục

ED2

26

Kỹ thuật điện

EE1

Tích hợp

Tích hợp

27

Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa

EE2

Tích hợp

Tích hợp

28

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông1

ET1

Tích hợp

Tích hợp

29

Kỹ thuật Y sinh

ET2

Tích hợp

Tích hợp

30

Vật lý kỹ thuật

PH1

Tích hợp

Tích hợp

31

Kỹ thuật hạt nhân

PH2

Tích hợp

Tích hợp

32

Vật lý Y khoa

PH3

33

Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ

FL1

34

Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế

FL2

(1) Chương trình thạc sĩ khoa học và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù tách riêng thành 2 chương trình Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông.

2. CHƯƠNG TRÌNH ELITECH

TT

Tên chương trình 

Mã tuyển sinh

Tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ khoa học

Tích hợp Cử nhân – Kỹ sư chuyên sâu đặc thù

1

Kỹ thuật thực phẩm2

BF-E12

2

Kỹ thuật hóa dược

CH-E11

3

Hệ thống điện và năng lượng tái tạo

EE-E18

Tích hợp

4

Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa

EE-E8

Tích hợp

5

Tin học công nghiệp và Tự động hóa3

EE-EP

6

Phân tích kinh doanh

EM-E13

Tích hợp

7

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

EM-E14

Tích hợp

8

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông1

ET-E4

Tích hợp

9

Kỹ thuật Y sinh

ET-E5

Tích hợp

10

Hệ thống nhúng thông minh và IoT1

ET-E9

11

Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện

ET-E16

Tích hợp

12

Công nghệ thông tin (Việt-Nhật)

IT-E6

13

Công nghệ thông tin (Global ICT)

IT-E7

14

Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo

IT-E10

Tích hợp

15

An toàn không gian số

IT-E15

Tích hợp

16

Công nghệ thông tin (Việt-Pháp)

IT-EP

17

Kỹ thuật Cơ điện tử

ME-E1

Tích hợp

18

Hệ thống cơ điện tử thông minh và Rô bốt4

ME-TN

Tích hợp

19

Kỹ thuật Ô tô

TE-E2

Tích hợp

20

Cơ khí hàng không3

TE-EP

21

Khoa học Kỹ thuật Vật liệu

MS-E3

Tích hợp

22

Điện tử Viễn thông4

ET-TN

Tích hợp

23

Điều khiển và Tự động hóa4

EE-TN

Tích hợp

24

Khoa học máy tính4

IT-TN

Tích hợp

(1) Chương trình thạc sĩ khoa học tách riêng thành 2 chương trình Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông.

(2) Kết thúc bậc cử nhân chương trình EliTECH, sinh viên có thể học tích hợp lên Thạc sĩ khoa học theo chương trình chuẩn. 

(3) Chương trình Việt-Pháp PFIEV, sinh viên tốt nghiệp cấp bằng Kỹ sư chất lượng cao trình độ tương đương Thạc sĩ.

(4) Chương trình đào tạo tài năng

3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

TT

Tên chương trình 

Mã tuyển sinh

Ghi chú

1

Điện tử-Viễn thông - ĐH Leibniz Hannover (Đức)

ET-LUH

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân các chương trình quốc tế có thể đăng ký học thạc sĩ khoa học hoặc kỹ sư chuyên sâu đặc thù của các chương trình chuẩn hoặc EliTECH cùng ngành.  

2

Cơ điện tử - ĐH Leibniz Hannover (Đức)

ME-LUH

3

Cơ khí - Chế tạo máy - ĐH Griffith (Úc)

ME-GU

4

Cơ điện tử - ĐH Nagaoka (Nhật Bản)

ME-NUT

5

Khoa học máy tính - ĐH Troy (Hoa Kỳ)

TROY-IT

6

Quản trị kinh doanh - ĐH Troy (Hoa Kỳ)

TROY-BA

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân có thể đăng ký học thạc sĩ các chương trình thuộc khối ngành kinh tế của các chương trình chuẩn hoặc EliTECH.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.