Nhìn nhận lại vai trò của văn hóa

Để cụ thể hóa những quan điểm mới về văn hóa tại dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, thực hiện sứ mệnh văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”, trao đổi với báo chí bên lề ngày làm việc chính thức thứ hai của Đại hội lần thứ XIII, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình cho rằng, điều cần làm trước tiên là cả hệ thống phải nhìn nhận lại, nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển của đất nước.

Kinh tế phải đi liền văn hóa

- Để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc thì việc huy động mọi nguồn lực, trong đó văn hóa, con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hai nội dung này đã được thể hiện như thế nào trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII, thưa ông?

Ảnh: Quang Khánh
Ảnh: Quang Khánh

- Tại các bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng và các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhiều lần đề cập đến mục tiêu xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong tình hình mới. Đây là một vấn đề được đưa ra bàn luận nhiều lần thời gian qua. Lần này, các dự thảo văn kiện trình Đại hội đặt ra nhiều điểm mới.
Thứ nhất, nền tảng văn hóa sẽ phát triển theo trình độ kinh tế tương ứng, con người và văn hóa nào sẽ đi theo trình độ kinh tế như vậy. Nói cách khác, khi văn hóa, con người đi lên sẽ kéo theo trình độ kinh tế mới. Đây là điểm chung giữa phát triển văn hóa và kinh tế.
Thứ hai, các dự thảo văn kiện đều nêu rõ yêu cầu phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người phải đi song song với phát triển kinh tế, vì đây là đòi hỏi trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, robot xuất hiện nhiều như hiện nay. Việc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người cũng là điều kiện giúp chúng ta tồn tại trong nền công nghiệp 4.0.

- Thưa ông, Quốc hội có vai trò như thế nào trong thể chế hóa quan điểm bảo đảm phát triển kinh tế đi liền với văn hóa của Đảng?

- Có thể thấy, sau khi hoàn thành Đại hội lần thứ XIII, cả hệ thống quản lý Nhà nước, từ Quốc hội đến Chính phủ, cần rà soát, nhìn nhận lại sự tương ứng của hệ thống luật pháp hiện hành với các quan điểm mới trong văn kiện được thông qua tại Đại hội.

Các luật hiện hành đang điều chỉnh theo Hiến pháp năm 2013, với quan điểm quan trọng là tôn trọng quyền con người và quyền công dân. Các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn thêm một vế là xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Vậy cần rà soát hệ thống luật pháp, chính sách cho phù hợp với quan điểm mới.
Hơn nữa, chúng ta cũng cần thấy, dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần này không chỉ đặt ra mục tiêu cho giai đoạn 5 năm mà đi theo chiều dài phát triển đất nước, khi đưa ra mục tiêu đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng) và đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là CHXHCN Việt Nam). Hệ thống chính sách, pháp luật cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung để có tầm nhìn tương thích với những mục tiêu dài hạn được đưa ra trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

- Vậy làm thế nào để văn hóa thực sự đúng với sứ mệnh “soi đường cho quốc dân đi” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, thưa ông?

- Thực hiện sứ mệnh “soi đường cho quốc dân đi” của văn hóa là một vấn đề lớn, khó có thể nói trong một vài câu. Tuy nhiên, có thể thấy, điều cần làm trước tiên là cả hệ thống chúng ta phải nhìn nhận lại, đặc biệt là phải nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đứng bên cạnh kinh tế như thế nào. Điều này không chỉ cần cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, mà mỗi cá nhân cũng cần nhìn nhận lại, khi chúng ta còn mải lo việc khác, trong khi chưa thấy bản thân mình hay trong sinh hoạt gia đình bị một số lỗi.

Thứ hai, văn hóa là thượng tầng kiến trúc, là cái chung, không phải hoạt động đơn giản trong xã hội. Do vậy, cần quan tâm dành sự đầu tư thỏa đáng cho phát triển văn hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Thứ ba, cần quan tâm đến những con người làm văn hóa, quản lý văn hóa. Thậm chí, không chỉ những cá nhân trực tiếp làm việc trong lĩnh vực văn hóa, mỗi cá nhân trong xã hội đều phải được quan tâm.  

Đầu tư tốt hơn cho giáo dục

- Trong 7 năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương, giáo dục - đào tạo đã được đổi mới toàn diện. Vấn đề đổi mới giáo dục - đào tạo được thể hiện như thế nào trong các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng?

- Các dự thảo văn kiện trình Đại hội đã đánh giá mặt làm được và chưa làm được trong công tác giáo dục - đào tạo thời gian qua. Việc làm được trước tiên là đã đưa những quan điểm, khái niệm mới vào giáo dục, từ hoàn thiện quản trị hệ thống, giáo dục để phát triển năng lực, không chỉ dừng ở trang bị kiến thức, tự chủ đào tạo tại bậc đại học, giáo dục nghề nghiệp... Bên cạnh những khái niệm, nguyên tắc quản lý, điều hành nêu trên, các cơ quan chức năng đã ban hành khung trình độ 8 bậc để bảo đảm liên thông từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Việc thực hiện các quan điểm mới trong giáo dục - đào tạo đã đạt kết quả bước đầu. Song, tại dự thảo văn kiện trình Đại hội cũng nêu rõ “đổi mới căn bản giáo dục - đào tạo trong thời gian qua chưa thực sự trở thành một động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội”. Câu chốt này trong dự thảo văn kiện đã đặt ra nhiều vấn đề cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo thời gian tới.

Để thực hiện được yêu cầu này, các dự thảo văn kiện trình Đại hội đã đặt vấn đề phải đột phá đổi mới căn bản giáo dục - đào tạo, trong đó đặt ra những vấn đề như: Phải khẳng định cho được giáo dục - đào tạo không chỉ là chủ trương mà phải là hành động, là quốc sách của quốc gia; gắn giáo dục - đào tạo với khoa học, công nghệ và sáng tạo; đưa ra mục tiêu đào tạo được con người Việt Nam trong giai đoạn mới hội nhập toàn cầu, phát triển khoa học, công nghệ rất mạnh, góp phần thực hiện khát vọng rất lớn đưa nước ta vượt qua thu nhập trung bình thấp, trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

- Nguồn nhân lực tiếp tục là một trong ba đột phá cho thực hiện kế hoạch giai đoạn 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới. Vậy, lần này có những bổ sung, điểm mới nào cần lưu ý trong quá trình triển khai của các cơ quan chức năng, thưa ông?

- Các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ “ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn”. Do vậy, tại các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần này tiếp tục xác định thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng là ba đột phá chiến lược trong giai đoạn tới. Nhưng lần này, vấn đề giáo dục - đào tạo để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao được đặt ra nhiều hơn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đào tạo con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, các dự thảo văn kiện trình Đại hội cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, trong đó có đổi mới quản lý, quản trị, yêu cầu ban hành nhiều chính sách để đẩy giáo dục của chúng ta đi lên, ngành giáo dục đổi mới quản trị để bảo đảm chất lượng giảng dạy; đặt vấn đề tự chủ, trách nhiệm giải trình trở thành động lực cho phát triển giáo dục - đào tạo. Cuối cùng, dự thảo văn kiện trình Đại hội cũng đặt vấn đề trách nhiệm của Nhà nước là tiếp tục đầu tư và đầu tư tốt hơn cho giáo dục - đào tạo.

- Xin cám ơn ông!

Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội

Nhà ở của người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng nhà ở xã hội, một số vướng mắc từng bước được tháo gỡ, kể cả về pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, từ thực tế giám sát cho thấy, so với mục tiêu đề ra cho năm 2025 và 2030 thì rất khó có khả năng hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá.

Toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023", các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo
Diễn đàn Quốc hội

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo

Quảng cáo là một trong những lĩnh vực được quan tâm, đầu tư trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy lĩnh vực quảng cáo vốn nhiều tiềm năng, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cần cân nhắc những điểm chính yếu, phù hợp với thực tế, không để lãng phí, nhưng cũng không được làm phiền xã hội, tạo ra những hệ quả không tốt về mặt văn hóa.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Đáp ứng tối đa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), các ĐBQH Đoàn Hà Nội đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, kịp thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế để khắc phục và phát huy thế mạnh của BHYT nhằm phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai)
Quốc hội và Cử tri

Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị, lập quy hoạch cần chú ý tính phù hợp với thực tiễn; rà soát hoàn thiện thể chế, giao quyền chủ động cho tỉnh đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường năng lực nội sinh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Bảo đảm không có “rào cản kỹ thuật” nào gây khó khăn cho việc thực thi

Ngay khi Quốc hội quyết định giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ. Nhiều luật được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian giám sát cũng đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo bước phát triển đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Chính sách nhiều, nhưng thực thi còn khó

Lời Tòa soạn: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo vấn đề nhà ở cho người dân, xác định phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng để nhìn lại kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại trong quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm an cư lạc nghiệp cho người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài “Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân”.

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Sau 40 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng thế giới xem như một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển - Ảnh: Internet
Diễn đàn Quốc hội

Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.