Yên Bái:

Nhiều nông dân trở thành tỷ phú nhờ phòng trào đoàn kết thoát nghèo

Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã giúp nhiều nông dân Yên Bái không những giảm nghèo mà còn làm giàu, thành tỷ phú.

Giúp nhau thoát nghèo

Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, có 30 dân tộc anh em cùng chung sống nhưng đa số làm nông lâm nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. 

Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, làm giàu trên quê hương mình, đã phát triển sâu rộng trong các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua. Nhờ đó, quy mô, chất lượng của phong trào ngày càng được nâng lên, góp phần tích cực vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Ví dụ như trường hợp huyện Văn Yên, chỉ tiêu năm 2022 của huyện phấn đấu giảm 1.832 hộ nghèo; nhưng đến thời điểm này đã có 1.228 hộ đủ điều kiện thoát nghèo. Có được kết quả đó là nhờ mô hình phụ nữ Văn Yên giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Là hộ nghèo ở thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, gia đình chị Hoàng Thị Phương có hoàn cảnh hết sức khó khăn, căn nhà đất xuống cấp, chồng sức khỏe yếu nên thu nhập của cả nhà chỉ trông vào những ngày chị đi làm thuê, làm mướn trong xã. Từ khi được Hội phụ nữ huyện Văn Yên hỗ trợ 20 triệu đồng để xây dựng căn nhà; Hội phụ nữ xã Đông Cuông hỗ trợ 50 con gà giống cùng thức ăn chăn nuôi để chị chăm sóc, có thêm thu nhập, đời sống ngày càng cải thiện.

Còn chị Chị Hà Thị Hường ở thôn Khe Tràm, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên lại là tấm gương điển hình trong việc phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi. Chị đã được hỗ trợ 40 triệu đồng để phát triển mô hình theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, nên nay đã có quy mô 15 con lợn nái, mỗi năm xuất 2 lứa cũng mang lại nguồn thu gần 100 triệu đồng. Giờ đây gia đình chị đã trở thành hộ khá trong thôn, trong xã.

Chia sẻ kinh nghiệm, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đông Cuông Hà Thị Thanh Hồng cho biết: Để giúp chị em phụ nữ trong xã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, Hội phụ nữ xã Đông Cuông đã tuyên truyền, vận động chị em mạnh dạn tham gia các mô hình chăn nuôi gia cầm, nuôi lợn, nuôi ba ba, nuôi dê, nhiều mô hình hiệu quả cho thu nhập từ 100 đến 300 triệu đồng/năm. Qua đó góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt trên 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 3,1% năm 2021.

Yên Bái: Không chỉ thoát nghèo, còn trở thành tỷ phú -0
Các chuyên gia hướng dẫn nông dân chăm sóc cây Quế

Còn đối với huyện Văn Chấn, Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Trần Đình Tứ chia sẻ: Trong những năm qua, các chương trình, chính sách về giảm nghèo trên địa bàn được huyện Văn Chấn nỗ lực triển khai, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, nhất là tại các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2016 – 2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 5,7%/ năm; riêng năm 2021 giảm xuống còn 6,5%.  Với những cách làm hay, thiết thực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cũng như sự đồng thuận của người dân, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Văn Chấn đạt nhiều kết quả tích cực, từng bước góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Trường hợp gia đình anh Giàng A Dinh, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn vốn là hộ, nhưng nhờ được Nhà nước hỗ trợ giống cây Na để trồng, được cán bộ xã thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc nên hiện diện tích cây Na nhà anh đang sinh trưởng tốt và bắt đầu ra quả, hứa hẹn là loại cây trồng giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập, để cải thiện cuộc sống, thoát nghèo.

Trở thành triệu phú, tỷ phú

Trường hợp chị Trần Thị Huân, thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên trở thành tỷ phú từ nông dân là 1 điển hình. Từ việc thu mua nhỏ lẻ sản phẩm Quế của người dân, gia đình chị Huân đã quyết định đầu tư làm nhà xưởng để thu mua Quế vỏ cho người dân ngay tại trong thôn rộng hơn 2000m2, có thể thu mua từ 30 đến 40 tấn Quế vỏ mỗi ngày, đồng thời tạo việc làm cho 13 lao động là người dân trong thôn. Đến thời điểm này, mỗi năm bình quân gia đình chị thu nhập 1,2 tỷ đồng. Cùng với đó gia đình chị còn trồng và phát triển được hơn 4 ha Quế, từ đó đã khuyến khích phong trào phát triển cây Quế ở xã Đào Thịnh với trên 800 ha. Nhờ đó, mới đây chị Huân được tuyên dương là Nông dân Việt Nam xuất sắc được vinh danh năm 2022.

Yên Bái: Không chỉ thoát nghèo, còn trở thành tỷ phú -0
Niềm vui của bà con sau khi thu hoạch sản phẩm Quế

Đến với xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên vốn trước đây là xã khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào đồi rừng. Tuy nhiên những năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho đời sống bà con trở nên khấm khá, nhiều nông dân không những thoát nghèo mà còn trở thành tỷ phú từ những đồi Quế, đồi măng tre Bát Độ. Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thành Hoàng Ngọc Chấn chia sẻ: Những năm gần đây măng tre Bát Độ và Quế đã trở thành cây trồng chủ lực của xã, tổng diện tích Quế toàn xã đã lên trên 2.000 ha, mỗi năm mang lại thu nhập trên 100 tỷ đồng cho người dân. Bên cạnh đó, cây tre măng Bát Độ năm 2021 cũng cho tổng thu nhập đạt trên 77 tỷ đồng. Đến nay, Kiên Thành đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người /năm, toàn xã chỉ còn hơn 40 hộ nghèo.

Trên địa bàn xã Kiên Thành nổi lên các điển hình như gia đình anh Dương Trung Lịch ở thôn Đồng Song, từng là hộ khó khăn nhưng từ khi trồng cây Quế, kinh tế đã có nhiều đổi thay. Còn gia đình ông Hà Văn Liêm, thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành là 1 trong những hộ trồng măng Bát độ sớm nhất và có diện tích lớn nhất với hơn 20 ha, niên vụ 2021, gia đình ông Liêm thu hoạch được hơn 100 tấn măng, thu về hơn 400 triệu đồng.

Đây chưa phải là thống kê tất cả, đó là những ví dụ về những hộ dân đã nỗ lực giảm nghèo, vươn lên phát triển kinh tế  trên quê hương Yên Bái trong thời gian qua. Nhìn lại những thành quả trong công tác giảm nghèo của tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái Giàng A Câu chia sẻ: Các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao đã góp phần giúp nông dân Yên Bái mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đồng thời góp phần tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương. Từ đó, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Đời sống

Từ 1.8, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân Nguồn: Bảo hiểm xã hội Đồng Nai
Đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích

Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2024, người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua tài khoản cá nhân đạt tỷ lệ 75% tại khu vực đô thị, BHXH tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, cũng như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…

Triển khai ngay một số giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3
Đời sống

Triển khai ngay một số giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Ngày 17.9, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 26 điểm cầu chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng.