Nghị viện trong quy trình Lập pháp

Nhân tố quyết định quyền lực lập pháp của nghị viện

Các nghị viện trên thế giới có vai trò rất khác nhau trong quy trình lập pháp và phải xem xét đến rất nhiều tiêu chí để đánh giá đúng vai trò đó: thẩm quyền nào để khởi xướng dự án luật, sửa đổi luật và giám sát việc làm luật. Các nhà nghiên cứu phân biệt ba loại nghị viện theo mức độ quyền lực của nghị viện đối với việc khởi xướng và thay đổi chính sách: làm chính sách, có ảnh hưởng đối với chính sách và tác động ít hoặc không có tác động gì đối với chính sách.

Có những câu hỏi mấu chốt cần đặt ra khi đánh giá các năng lực này: Nghị viện có thể đề xuất (khởi xướng) bất cứ một dự luật nào hay không? Hay chính phủ có đặc quyền này? Hay là cả nghị viện và chính phủ cùng được đề xuất luật? Có gì khác nhau về quyền đề xuất luật giữa hai cơ quan này? Có ranh giới nào về lĩnh vực chính sách trong quyền lực của nghị viện hay chính phủ liên quan đến việc đề xuất luật, có nghĩa là có lĩnh vực chính sách nào mà chỉ có nghị viện hay chính phủ mới có quyền quy định? Nghị viện có biểu quyết về tất cả các luật hay không? Hay chỉ biểu quyết một số chính sách nhất định hay trong một số giai đoạn nhất định trong quá trình lập pháp, ví dụ như lần đọc dự thảo đầu tiên và lần đọc duyệt cuối cùng. Nghị viện có những quyền gì trong việc sửa đổi luật? Nghị viện có thể đề xuất sửa đổi các điều luật của chính phủ hay không? Ở những giai đoạn nào? Nghị viện có quyền giám sát việc xây dựng luật của chính phủ hay không? Nếu có thì làm cách nào, có cần biểu quyết lại hay không? Nghị viện có quyền giám sát việc áp dụng luật hay không? Các cơ quan khác như Tổng thống, Tòa án Hiến pháp hay hội đồng địa phương có thể giám sát hoạt động lập pháp của nghị viện hay không? Nếu có thì nghị viện có quyền quyết định cuối cùng hay không?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào các yếu tố tạo nên thể chế của nghị viện. Nó sẽ phụ thuộc vào những đặc điểm cụ thể, nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào những yếu tố cơ bản như loại hình hệ thống chính trị và hệ thống bầu cử để bầu ra nghị viện. Có ba hệ thống chính trị cơ bản: tổng thống, đại nghị, và cộng hòa lưỡng tính. Có hai hệ thống bầu cử khác nhau: bầu cử theo đa số và theo tỷ lệ. Tổng hợp của các yếu tố này dẫn đến các mức độ năng lực khác nhau của nghị viện trong quy trình lập pháp.

Nói chung, trong quy trình lập pháp ở các nước cộng hòa tổng thống, cơ quan hành pháp (chính phủ) sẽ đóng vai trò lớn hơn ở các nước theo mô hình đại nghị hoặc cộng hòa lưỡng tính. Ở các nước cộng hòa tổng thống, cơ quan hành pháp có quyền lớn trong khởi xướng lập pháp và vai trò của nghị viện chủ yếu là sửa đổi và giám sát.

Ở các nước đại nghị, nghị viện có vai trò quan trọng hơn trong vấn đề khởi xướng luật. Tuy nhiên, các trường hợp như của Anh cho thấy rằng cũng không hẳn như vậy, vì hầu như tất cả các luật đều do chính phủ khởi xướng trong nghị viện. Hà Lan, Đức và các nước Scandinavian là những ví dụ điển hình về quyền lực quan trọng của nghị viện trong quá trình lập pháp. Hệ thống bầu cử theo tỷ lệ của các nước này đảm bảo sự tham gia của nhiều thành phần chính trị trong quá trình khởi xướng và thảo luận chính sách.

Trong bất cứ trường hợp nào, việc áp dụng bất cứ thể chế nào cũng thường khác nhau trong từng trường hợp và cơ bản phụ thuộc vào văn hóa chính trị và lịch sử của từng đất nước/vùng.

Nghị viện thế giới

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

Nguồn: ITN
Quốc tế

KOL phải trải nghiệm sản phẩm mình quảng cáo

Trung Quốc đã ban hành một loạt quy định cụ thể liên quan đến việc những người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng (Key Opinion Leader - KOL) tham gia vào các hoạt động quảng cáo trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, quy định mới yêu cầu KOL phải thực sự trải nghiệm sản phẩm khi quảng cáo cho sản phẩm đó.

Trung Quốc quản lý chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo pop-up
Quốc tế

"Lập lại trật tự" thị trường quảng cáo trực tuyến

Tổng cục Quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) đã ban hành các Biện pháp mới về quản lý quảng cáo trên internet (sau đây gọi là Biện pháp mới), có hiệu lực từ ngày 1.5.2023, được kỳ vọng sẽ giúp “lập lại trật tự” các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội và quảng cáo trên internet, vốn đang trở nên khó kiểm soát trong thời kỳ bùng nổ thương mại điện tử.

Một buổi bán hàng qua livestream tại Trung Quốc.
Quốc tế

Xóa sổ view ảo - chuẩn mực hóa quảng cáo qua livestream

Xuất hiện tại Trung Quốc từ nhiều năm trước, nhưng đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động thương mại, quảng cáo qua phát sóng trực tuyến trực tiếp (livestream) thực sự bùng nổ. Tuy có tiềm năng phát triển to lớn, nhưng hoạt động livestream cũng làm phát sinh nhiều vấn đề như nạn trốn thuế, làm giả lưu lượng truy cập, phát ngôn thiếu kiểm soát..., buộc chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát ngành công nghiệp này.

Chile: Luật mới tăng cường chế tài đối với sai phạm của doanh nghiệp
Quốc tế

Chile: Luật mới tăng cường chế tài đối với sai phạm của doanh nghiệp

Luật 21.595, có hiệu lực từ đầu tháng 9.2024, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Chile trong việc xử lý các tội phạm kinh tế và môi trường. Được gọi là “Luật Về tội phạm kinh tế và môi trường”, văn bản pháp lý này hứa hẹn sẽ áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi sai trái trong lĩnh vực doanh nghiệp. Dù vẫn còn nhiều tranh luận và có khả năng điều chỉnh trong tương lai, không thể phủ nhận rằng đây là sự thay đổi quan trọng đối với hệ thống tư pháp hình sự của Chile.

Canada thông qua luật nhằm khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi
Quốc tế

Canada thông qua luật nhằm khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi

Canada vừa đạt được bước tiến đáng kể trong việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi khi Thượng viện chính thức thông qua dự luật C-49 gần đây. Đây là một văn bản mang tính đột phá, được thiết kế nhằm khai thác tiềm năng năng lượng ngoài khơi dồi dào tại tỉnh Nova Scotia, tỉnh Newfoundland và Labrador, nằm ven biển Đại Tây Dương của Canada. Hai tỉnh này sở hữu điều kiện lý tưởng cho phát triển năng lượng gió và các dạng năng lượng tái tạo khác nhờ vào vị trí địa lý chiến lược cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Các nghị sĩ Mexico phải họp tại một sân vận động trong nhà để thông qua dự luật.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Từ ý tưởng đến hiện thực

Ngày 15.9 vừa qua, Tổng thống Mexico López Obrador đã ký ban hành Sắc lệnh sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Hiến pháp chính trị Hợp chúng quốc Mexico liên quan đến ngành tư pháp (sau đây gọi là Sắc lệnh), đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới sẽ bỏ phiếu bầu toàn bộ thẩm phán theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp.

Thượng viện Mexico thông qua kế hoạch cải cách ngày 11.9.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Quốc gia đầu tiên thẩm phán do dân bầu

Sắc lệnh cải cách tư pháp nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống tư pháp từ hệ thống bổ nhiệm, chủ yếu tập trung vào thâm niên làm việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, sang hệ thống bầu cử, đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có toàn bộ thẩm phán do dân bầu.

Getty images
Nghị viện thế giới

Siêu công trình khắc chế "thủy thần"

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống đường hầm ngầm chống ngập lớn nhất thế giới có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans), được thiết kế để ngăn chặn ngập lụt ở khu vực đô thị Tokyo, nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn và mực nước sông dâng cao.

Drone cứu hộ
Nghị viện thế giới

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cứu trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn khâu quan trọng trong chu trình quản lý thiên tai của Nhật Bản (giảm nhẹ, chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả). Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo đảm hoạt động ứng phó, cứu trợ và phục hồi hiệu quả cho những nạn nhân và khu vực bị ảnh hưởng.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.