Bắc Giang:

Người dân phản đối vị trí đổ thải phục vụ thi công Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 của Ban Quản lý dự án 3

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản số 688/UBND-KTN ngày 22.2.2022 về việc không thống nhất vị trí dự kiến đổ thải phục vụ thi công Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 tại thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Theo đó, sau khi xem xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 425/TNMT-BVMT ngày 02.02.2023 về việc báo cáo kết quả xem xét vị trí đổ thải Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 đoạn từ Km2+400-Km44+900, tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương có ý kiến như sau:

Không thống nhất vị trí dự kiến đổ thải phục vụ thi công Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 đoạn từ Km2+400 - Km44+900, tỉnh Bắc Giang tại khu lò gạch, thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn theo đề nghị của Ban Quản lý dự án 3 (tổ 23, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, TP Hà Nội).

Bắc Giang: yêu cầu Ban Quản lý dự án 3 thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 theo đúng quy định pháp luật
Quốc lộ 31 đang được gấp rút thi công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Do ông Đoàn Đức Hải (chủ sử dụng đất) không đồng ý chấp thuận việc tập kết vật liệu thừa phục vụ thi công Dự án trên phần diện đất hiện đang được cấp có thẩm quyền giao cho quản lý, sử dụng.

UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Ban Quản lý dự án 3 thực hiện đổ thải, tập kết vật liệu thừa phục vụ thi công Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 đoạn từ Km2+400 - Km44+900, tỉnh Bắc Giang theo quy định.

Theo thông tin tìm hiểu từ PV Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 30.3.3022, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 412/QĐ-BGTVT do Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đông ký về việc phê duyệt báo cáo đánh giác tác động môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp QL 31 đoạn km2+400 - km 44+900 tỉnh Bắc Giang của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện tại các huyện Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam.

Theo quyết định này, tại mục "Bãi chứa đất thải loại" ghi rõ: 6 bãi chứa đất đá loại đã có văn bản xác nhận của UBND cấp xã; khả năng tiếp nhận 106.000m3 tại xã Thái Đào, huyện Lạng Giang (1 bãi); thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam (2 bãi); xã Tiên Nha, huyện Lục Nam (2 bãi); xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (1 bãi), xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (1 bãi) đảm bảo chứa được toàn bộ lượng đất đá dư thừa của dự án.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: "Vấn đề đang xảy ra liên quan sự việc này khá khó hiểu và cần làm rõ. Về nguyên tắc, một vấn đề quan trọng khi thực hiện các bước lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường là yêu cầu tham vấn ý kiến cộng đồng. Khi người dân đồng thuận hết các nội dung, đặc biệt là bãi đổ thải thì hồ sơ mới hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ký duyệt.

Vậy tại sao, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đã được Bộ Giao thông vận tải ký quyết định phê duyệt, nay lại xảy ra tình trạng người dân phản đối dẫn đến việc không thể đổ thải. Vậy khi thực hiện các bước lập báo cáo, các tổ chức, cá nhân liên quan đã nghiêm túc thực hiện tham vấn ý kiến người dân và chính quyền cơ sở ở các địa phương nêu trên theo đúng quy định chưa? Hậu quả của sự việc này phải khắc phục ra sao? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm?".

*Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan trong đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Văn bản - Chỉ đạo

Bình Dương: Khẩn trương lập phương án xử lý tài sản công, trụ sở làm việc tránh lãng phí
Phòng chống tham nhũng

Bình Dương: Khẩn trương lập phương án xử lý tài sản công, trụ sở làm việc tránh lãng phí

UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương khẩn trương lập phương án xử lý đối với tài sản công, trụ sở làm việc không còn sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích để tránh lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước.

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.