Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2022) và 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (18.7.1977 – 18.7.2022)

Sức mạnh của hợp tác lập pháp Việt- Lào

Năm nay, Việt Nam và Lào cùng hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Nhân dịp này, Báo Đại biểu Nhân dân có cuộc phỏng vấn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào Đinh Công Sỹ về quan hệ hợp tác gắn bó ngày càng mở rộng giữa hai Quốc hội.

- Có thể nói, mối quan hệ lập pháp khăng khít, thắm tình anh em giữa Quốc hội hai nước là điểm nhấn vô cùng quan trọng, đánh dấu sự bền chặt của tình hữu nghị Việt Nam - Lào. Xin ông cho biết đôi chút về những mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và những thành tựu đáng chú ý trong quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào trong thời gian qua?

Sức mạnh của hợp tác lập pháp Việt- Lào -0

- Hợp tác hai Quốc hội Việt Nam - Lào đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào thành quả chung của quan hệ hai nước trong suốt chiều dài 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào.

Trước hết, điều đó được thể thiện qua việc hai Quốc hội thường xuyên duy trì trao đổi đoàn Lãnh đạo Quốc hội hai nước. Qua mỗi nhiệm kỳ, hàng năm, hai bên đều tổ chức các Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức. Những chuyến thăm cấp cao này nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm công tác của Quốc hội, đồng thời tăng cường tin cậy chính trị, củng cố niềm tin, sức mạnh của sự đoàn kết hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quốc hội và nhân dân hai nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước ở mỗi nước.

Hai bên duy trì thường xuyên các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cấp ủy ban, nhóm nghị sĩ hữu nghị; hình thành cơ chế hợp tác Nhóm ĐBQH trẻ, Nhóm nữ ĐBQH; cơ chế họp, giao lưu thường niên giữa Văn phòng Quốc hội/Ban Thư ký Quốc hội hai nước đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu.

Hai Quốc hội còn tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề về những nội dung cùng quan tâm. Gần đây, Quốc hội Khóa XIV tổ chức được 8 hội thảo chuyên đề, trong đó có 4 hội thảo do Chủ tịch Quốc hội hai nước đồng chủ trì. Trong nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam Khóa XV và Khóa IX của Lào (đến tháng 7.2022), hai bên tổ chức 2 hội thảo cấp Chủ tịch Quốc hội chủ trì, 1 hội thảo cấp hai Phó chủ tịch Quốc hội chủ trì, 1 hội thảo cấp ủy ban và nhiều cuộc làm việc, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác cấp ủy ban, cấp vụ.

Nội dung các hội thảo, hội nghị đã chia sẻ thẳng thắn nhiều kinh nghiệm quý trên các lĩnh vực hoạt động rất thực chất như: chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, kinh nghiệm trong việc xem xét, quyết định các dự án quan trọng quốc gia có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; kinh nghiệm về cơ chế, chính sách để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, giám sát các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách, tiền tệ và đầu tư; kinh nghiệm về hoạt động giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về quản lý dự án đầu tư công, ngân sách - tài chính, tiền tệ… Thông qua đó góp phần xây dựng Quốc hội ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển của mỗi nước trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, hai bên tiếp tục tiến hành các hoạt động giám sát chung việc triển khai thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước, cũng như tổ chức các khóa cung cấp thông tin, bồi dưỡng đại biểu dân cử cho phía Lào…

Sức mạnh của hợp tác lập pháp Việt- Lào -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane
Ảnh: Doãn Tấn

- Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào luôn được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước vun đắp và phát triển. Gần đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có chuyến thăm chính thức thành công tốt đẹp tới CHDCND Lào vào tháng 5.2022, thể hiện cam kết nhất quán mạnh mẽ của phía Việt Nam đối với quan hệ đặc biệt Việt - Lào. Xin ông cho biết, trong thời gian sắp tới, Quốc hội hai nước sẽ tiếp tục có những định hướng phát triển hợp tác như thế nào để nâng tầm quan hệ lập pháp song phương lên tầm cao mới?

- Quan hệ hai nước Việt Nam và Lào đang phát triển tốt đẹp, toàn diện trên các kênh Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Ngay sau chuyến thăm chính thức Lào vào tháng 5.2022 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các vướng mắc trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước được hai Quốc hội phối hợp với hai Chính phủ triển khai xử lý tích cực để phấn đấu hoàn thành trong năm 2022. Hai Quốc hội chính thức triển khai thực hiện các nội dung của Thỏa thuận hợp tác mới ký tháng 5.2022. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, hai bên xác định một số phương hướng hợp tác chính sau:

Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh trao đổi các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, bao gồm giữa Lãnh đạo Quốc hội và giữa các Ủy ban của Quốc hội hai nước, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, Nhóm nữ ĐBQH, Nhóm ĐBQH trẻ, giữa các đoàn Đại biểu Quốc hội địa phương và Hội đồng Nhân dân của Việt Nam với các Đoàn ĐBQH khu vực bầu cử của Lào.

Hai Quốc hội tiếp tục phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm một cách thực chất trong các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội; chức năng quản lý, giám sát ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài…; đẩy mạnh công tác đối ngoại Quốc hội để thu hút nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục được nâng cao thông qua phối hợp chặt chẽ trong công tác giám sát, thúc đẩy thực hiện hiệu quả về thực hiện Thỏa thuận, Kế hoạch hợp tác cấp cao, thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ. Trong năm 2022, hai Ủy ban Đối ngoại chủ trì phối hợp với các cơ quan của hai Quốc hội đề xuất nội dung giám sát việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.

Trong tổng thể các hoạt động trong “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Quốc hội hai nước phối hợp triển khai các hoạt động, trong đó có Lễ kỷ niệm chính tại Thủ đô hai nước, góp phần tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

 Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn liên Nghị viện khu vực và quốc tế như Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF)…

- Với vai trò là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và cũng là Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào, ông có thể cho biết thêm về các hoạt động của Nhóm trong năm nay nhằm góp phần củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ đặc biệt giữa hai Quốc hội?

- Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào Quốc hội Khóa XV là thành viên của Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-TCNSHNVN15 với 12 thành viên do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn là Chủ tịch Nhóm và các thành viên là Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo một số địa phương có đường biên giới, hợp tác nhiều lĩnh vực với Lào. Việc thành lập Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào nhằm góp phần tăng cường, mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào, giao lưu hợp tác giữa Quốc hội, ĐBQH Việt Nam với Quốc hội và ĐBQH Lào.

Nhân “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022”, kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào đã và đang dự kiến một số hoạt động thiết thực:

 Tổ chức họp các thành viên Nhóm tại các kỳ họp Quốc hội. Trong thời gian các kỳ họp Quốc hội, tổ chức hoạt động tiếp xúc, làm việc, giao lưu với Đại sứ và cán bộ Đại sứ quán Lào nhằm nắm bắt những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quan hệ ở một số lĩnh vực cụ thể giữa hai nước để góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Kiến nghị Lãnh đạo Quốc hội sắp xếp một số thành viên của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào tham gia các hoạt động song phương giữa hai nước.

Mời Đại sứ Lào tại Việt Nam hoặc Đoàn Đại biểu Quốc hội Lào nhân dịp sang thăm làm việc tại Việt Nam tới thăm địa phương, nơi ứng cử của các Đại biểu Quốc hội là thành viên Nhóm và các địa phương khác của Việt Nam nhằm giới thiệu địa phương và tìm hiểu khả năng kết nối hợp tác, đầu tư giữa hai Bên.

Thường trực Ủy ban Đối ngoại và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào chủ trì tổ chức, mời đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam và một số cơ quan liên quan tham dự hoạt động về nguồn tại các địa phương của Việt Nam - nơi ghi dấu ấn quá trình hoạt động cách mạng của hai nước, lưu giữ những giá trị to lớn về lịch sử, sự gắn bó máu thịt về tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Lào nói chung và giữa Nhóm Nghị sĩ hữu nghị của Quốc hội hai nước nói riêng trong việc tham gia Đoàn giám sát, thúc đẩy việc triển khai các Thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với Lào, Đoàn giám sát chung giữa các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội hai nước về các thỏa thuận hợp tác song phương Việt Nam - Lào.

- Xin cảm ơn ông!

Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.