NGHỊ QUYẾT Về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn NGHỊ QUYẾT Về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An:

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đầu tư; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước

1. Chính sách phí, lệ phí được quy định như sau:

a) Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định áp dụng trên địa bàn: phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án và các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%;

b) Ngân sách tỉnh Nghệ An được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản này để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Tỉnh; các khoản thu này không dùng để xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách Tỉnh;

c) Việc thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Nghệ An quy định tại điểm a khoản này phải bảo đảm có lộ trình, phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển của Tỉnh; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; thực hiện điều tiết hợp lý đối với hàng hóa, dịch vụ và nguồn thu nhập hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn Tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch, cải cách hành chính nhà nước.

2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ tỉnh Nghệ An thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với các địa bàn, nhiệm vụ cụ thể; trường hợp hỗ trợ chung cho tỉnh Nghệ An, việc phân bổ cho địa bàn, nhiệm vụ cụ thể do Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết định, trong đó, ưu tiên cho huyện Nam Đàn và địa bàn miền Tây Nghệ An. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định việc cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh được sử dụng ngân sách các huyện, thị xã, thành phố và nguồn thu hợp pháp khác để hỗ trợ các địa phương khác của Tỉnh trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ an sinh xã hội và các trường hợp cần thiết khác.

3. Cho phép tỉnh Nghệ An khi xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương không tính đối với nguồn thu nội địa từ hoạt động khai thác khoáng sản (không bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) và nguồn thu thuế từ các cơ sở sản xuất thủy điện trên địa bàn miền Tây Nghệ An để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An.

4. Tỉnh Nghệ An được phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 để đầu tư cho các dự án trọng điểm trên địa bàn Tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định danh mục các dự án quy định tại khoản này.

Điều 4. Về quản lý đầu tư

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; dự án đầu tư xây dựng bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I.

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại khoản này được thực hiện như trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong quá trình thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xem xét, quyết định việc lấy ý kiến Bộ, ngành có liên quan và quyết định việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo thẩm quyền.

2. Giữa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C quy định tại Luật Đầu tư công và báo cáo Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này được thực hiện như trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Việc thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP) được quy định như sau:

a) Ngoài các lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, tỉnh Nghệ An được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao, văn hóa;

b) Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao, văn hóa do Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định.

Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án quy định tại điểm này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An được xem xét, quyết định việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 70% tổng mức đầu tư đối với các dự án PPP có chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư của dự án và phương án tài chính sơ bộ của dự án PPP không bảo đảm khả năng hoàn vốn; các dự án PPP trong lĩnh vực thể thao, văn hóa; các dự án PPP thực hiện trên địa bàn miền Tây Nghệ An;

d) Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định cụ thể các nội dung của dự án PPP trong lĩnh vực thể thao, văn hóa tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hợp đồng dự án PPP.

4. Việc thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) được quy định như sau:

a) Hợp đồng BT là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan có thẩm quyền và được thanh toán từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiền thu từ đấu giá tài sản công, đấu giá quyền sử dụng đất;

b) Tỉnh Nghệ An được thực hiện hình thức hợp đồng BT đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí; bãi đỗ xe; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Tỉnh. Việc thanh toán cho nhà đầu tư quy định tại điểm a khoản này phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng công trình, dự án, không làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước;

c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT được thực hiện như quy định đối với dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án BT được thực hiện sau khi thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính của nhà đầu tư thực hiện dự án BT;

d) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý dự án, chi phí đầu tư, chất lượng xây dựng công trình, dự án áp dụng loại hợp đồng BT được thực hiện như quy định đối với dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng. Dự án chỉ được quyết định chủ trương đầu tư khi xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Tổng mức đầu tư dự án áp dụng loại hợp đồng BT được xác định như đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về xây dựng; chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng và lợi nhuận hợp lý được tính vào tổng mức đầu tư dự án;

đ) Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định sử dụng vốn ngân sách cấp tỉnh, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, dự toán ngân sách hằng năm và bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của Tỉnh; căn cứ giá trị, tiến độ quy định trong hợp đồng BT, quyết định sử dụng nguồn thu từ tiền đấu giá tài sản công, đấu giá quyền sử dụng đất để thanh toán cho nhà đầu tư sau khi công trình hoặc hạng mục công trình vận hành độc lập được hoàn thành nghiệm thu, kiểm toán; giám sát việc thực hiện bảo đảm đúng quy định của pháp luật;

e) Chính phủ quy định lãi vay sau thời gian xây dựng, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án đầu tư áp dụng loại hợp đồng BT.

5. Việc tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công được quy định như sau:

a) Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể có quy mô dự án nhóm B thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi theo quy định của pháp luật về đầu tư công, có quyền quyết định việc tách riêng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể; quyết định mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm đầu tư của dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể;

b) Căn cứ chủ trương đầu tư dự án tổng thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trong phạm vi mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm thực hiện dự án tổng thể.

Trường hợp điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng phát sinh yếu tố phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể, giữa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và báo cáo Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể và điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm để thực hiện, đồng thời là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất;

d) Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành danh mục các dự án đầu tư công thực hiện tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công quy định tại khoản này.

Điều 5. Về quản lý đô thị, tài nguyên rừng

1. Việc khai thác, phát triển quỹ đất đô thị được quy định như sau:

Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An xem xét, quyết định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi dự án vùng phụ cận tiếp giáp các điểm kết nối giao thông và các tuyến đường giao thông đô thị trên địa bàn Tỉnh ngoài phạm vi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch; được sử dụng ngân sách địa phương để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với phần diện tích đất vùng phụ cận được thu hồi để phục vụ tái định cư, tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện các dự án phát triển đô thị, nhà ở, thương mại, dịch vụ.

Vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi vùng phụ cận quy định tại khoản này phải được thể hiện trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định như sau:

Cho phép tỉnh Nghệ An được giữ lại và sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thu từ các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh không có điều kiện tự trồng rừng thay thế phải nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An để thực hiện biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn kinh phí này đúng mục đích, hiệu quả.

Trường hợp sau khi thực hiện biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đã bảo đảm đủ diện tích trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật, số kinh phí còn dư (nếu có) được nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.

Điều 6. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương  

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có không quá 05 Phó Chủ tịch.

2. Tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An được quy định như sau:

a) Hội đồng nhân dân thành phố Vinh được thành lập 03 Ban, bao gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội. Hội đồng nhân dân thành phố Vinh có không quá 02 Phó Chủ tịch và có không quá 08 đại biểu hoạt động chuyên trách;

b) Ủy ban nhân dân thành phố Vinh có không quá 04 Phó Chủ tịch.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ có trách nhiệm sau đây:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành kịp thời văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết này; sơ kết 03 năm việc thực hiện Nghị quyết và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2027; tổng kết 05 năm việc thực hiện Nghị quyết và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2029;

b) Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với tỉnh Nghệ An cải cách thủ tục hành chính; nghiên cứu, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Tỉnh;

c) Ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp để giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển tỉnh Nghệ An.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành danh mục, mức, tỷ lệ phí, lệ phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này; ban hành danh mục các dự án quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị quyết này; ban hành danh mục, quy mô dự án quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết này; ban hành danh mục các dự án đầu tư công thực hiện tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết này; quy định về lĩnh vực phụ trách của các ban thuộc Hội đồng nhân dân Thành phố Vinh được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết này.

b) Giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết này, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

4. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An và đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và được thực hiện trong 05 năm.

2. Đối với các dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này có hồ sơ hợp lệ đã được tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 nhưng chưa được giải quyết thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư; trường hợp nhà đầu tư đề nghị thực hiện thủ tục đầu tư theo Nghị quyết này thì giải quyết theo quy định của Nghị quyết này.

3. Sau khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành, các chính sách, dự án và các đối tượng khác đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện theo các cơ chế, chính sách được quy định của Nghị quyết này chưa kết thúc thì được tiếp tục triển khai theo các quyết định đã ban hành.

4. Địa bàn miền Tây Nghệ An theo quy định của Nghị quyết này là các huyện, thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, bao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Thanh Chương và Anh Sơn.

5. Đối với dự án đầu tư áp dụng loại hợp đồng BT đã được ký kết hợp đồng theo cơ chế, chính sách quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị quyết này thì được tiếp tục thực hiện sau ngày Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành cho đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng.

6. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết này. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn Nghị quyết này thì việc áp dụng do Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định./.

_______________

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 26 tháng 6 năm 2024.

                                                                       CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

                                                                        (đã ký)

                                                                         Trần Thanh Mẫn

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân với bà con cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8.4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Sáng 8.4, tại trụ sở làm việc các cơ quan của Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn

Chiều 8.4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn tổ chức kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh (11.4.1900 - 11.4.2025). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh bạn; các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn qua các thời kỳ... tham dự chương trình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh các giải pháp tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh các giải pháp tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA

Chiều 8.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới điểm cầu UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hoà

Chiều 8.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hoà về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh Hồ Long
Chính trị

Bám sát thực tiễn cuộc sống, kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh

Như Báo ĐBND đã đưa tin, chiều nay, 8.4, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính để chuẩn bị các nội dung báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 44, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Trà Vinh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Trà Vinh

Ngày 8.4, tại TP. Trà Vinh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Trà Vinh, Trường Đại học Trà Vinh, Công ty cổ phần dược phẩm TV. PHARM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan

Ngày 8.4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính

Chiều 8.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính để chuẩn bị cho các nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn

Phát biểu trước đông đảo doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, với tiềm năng to lớn và tinh thần hợp tác chân thành, doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên một tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn. Dư địa hợp tác để cùng phát triển giữa hai nước còn rất lớn, trong đó có các tiềm năng về đầu tư, kinh tế, thương mại, du lịch… cần được khai thác mạnh mẽ hơn nữa.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các dự luật về tương trợ tư pháp

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Hoàn thiện cơ chế thống nhất chỉ huy, huy động lực lượng ứng phó tình trạng khẩn cấp

Sáng 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.