Ngăn chặn kịp thời hành vi buôn lậu dịp Tết Nguyên đán

Để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, Tổng cục Hải quan đã tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình, tuần tra, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực cảng sông, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế... thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Triển khai quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ

Theo thông tin từ Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), năm 2023, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp. Cơ quan hải quan đã phát hiện các vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung vào một số hành vi như không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, ma túy, động vật hoang dã, tiền tệ qua biên giới; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Một số địa bàn phát sinh các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa có số vụ việc, trị giá tang vật lớn như Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, An Giang... Hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã có chiều hướng chuyển dịch từ các cảng biển thuộc khu vực miền Nam, miền Trung ra các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hải quan tăng cường chống buôn lậu dịp Tết. Nguồn: ITN
Hải quan tăng cường chống buôn lậu dịp Tết. Nguồn: ITN

Thủ đoạn được các đối tượng thường sử dụng như chia nhỏ, trà trộn động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã trong hàng hóa nhập khẩu nhằm qua mặt cơ quan hải quan; khai sai tên hàng để xuất khẩu, nhập khẩu đường tiểu ngạch hoặc không khai hải quan; giấu kín trong phương tiện vận tải được gia cố hầm vách để vận chuyển qua cửa khẩu, lối mở, đường mòn biên giới sang Trung Quốc tiêu thụ. Để vận chuyển, chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài, một số đối tượng đã lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu thông qua việc làm giả hồ sơ hoặc xuất khẩu, nhập khẩu khống để thực hiện hành vi vi phạm.

Theo Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh, trước tình hình đó, lực lượng hải quan đã chủ động, triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trong nước và hợp tác quốc tế để kịp thời đấu tranh, triệt phá, xử lý các vụ việc vi phạm.

Năm 2023 (từ 16.12.2022 - 15.12.2023), toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 15.966 vụ việc vi phạm pháp luật về hải quan, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 12.475 tỷ đồng, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2022; cơ quan hải quan đã khởi tố 40 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 186 vụ (tổng 226 vụ). Đáng chú ý, số tiền thu nộp ngân sách nhà nước từ công tác chống buôn lậu đạt 497 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Xử lý nghiêm hành vi vi phạm

Theo Tổng cục Hải quan, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục có những diễn biến phức tạp do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Các mặt hàng trọng điểm các đối tượng buôn lậu hướng tới chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư y tế, điện tử, điện thoại di động, vàng, ngoại tệ, rượu bia, sữa, đường cát, thuốc lá, bánh kẹo... và các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, động vật hoang dã...

Trong Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu là quản lý chặt chẽ địa bàn hoạt động hải quan, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Đồng thời, chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; không để địa bàn quản lý trở thành điểm nóng về các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Quá trình triển khai Kế hoạch phải bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; không làm ảnh hưởng hoặc cản trở hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân.

Tổng cục Hải quan yêu cầu, đơn vị được phân công thực hiện Kế hoạch phải nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, chủ động tổ chức lực lượng, tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan theo đúng quy định của pháp luật; không tiêu cực, bao che, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.